30/10/2023 09:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đoàn giám sát của Quốc hội: 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều 'giải ngân chậm'

Sáng 30-10, Quốc hội thảo luận việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ảnh: GIA HÂN

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ảnh: GIA HÂN

Giải ngân chậm so với yêu cầu

Trình bày báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 chương trình mục tiêu.

Với chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến 30-6, cả nước có 6.022 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới.

19 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 5 tỉnh hoàn thành chương trình nông thôn mới).

Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm, tỉ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo.

Tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30-6 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.

Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Về giảm nghèo, giai đoạn 2021-2025, mục tiêu về giảm nghèo cao hơn so với các giai đoạn trước, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững nhưng địa bàn, đối tượng thực hiện chương trình lại tập trung vào các “lõi nghèo” khó khăn nhất của cả nước.

Kết quả, năm 2021, tỉ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo là nỗ lực được ghi nhận.

Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỉ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng XIII, nghị quyết 24 của Quốc hội.

Tuy nhiên việc phân bổ ngân sách trung ương còn chậm; giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 (đến 31-1-2023) đạt 35,63% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 45% kế hoạch; vốn sự nghiệp đạt 6,39% kế hoạch).

Với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến tháng 6-2023, vốn ngân sách trung ương đã phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định hiện hành...

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo báo cáo của Chính phủ, tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao; nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế - xã hội khác cơ bản đều đạt so với mục tiêu của chương trình.

Đáng lưu ý, kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến tháng 6-2023 giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch trung hạn. Giải ngân vốn sự nghiệp năm 2022 đạt 5,2%, năm 2023 (đến 30-6) giải ngân được 3,9% kế hoạch năm. Do đó, chương trình khó có thể hoàn thành mục tiêu giải ngân đến hết năm 2025.

Theo báo cáo, chương trình đến nay đã đạt, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song trên thực tế đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế, xã hội phát triển chậm.

Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng.

Khả năng đạt mức thu nhập bình quân tăng 2 lần so với năm 2020, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2025 ở vùng dân tộc thiểu số theo mục tiêu rất khó khăn.

Còn lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, việc lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các nguyên tắc đổi mới của Quốc hội... nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Thêm vào đó, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ...

Đại biểu Quốc hội đề xuất nghiên cứu đấu giá sim số đẹp

Với các sim số đẹp, có giá trị cao, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho hay nên tham khảo đấu giá biển số xe ô tô và giao Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc từ xa: giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành?

Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cho rằng bối cảnh phát triển công nghệ thông tin hiện nay, làm việc từ xa qua các kênh số là giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành.

Làm việc từ xa: giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành?

Nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: Nguyên cục trưởng an toàn thực phẩm bị khởi tố

Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong bị khởi tố với cáo buộc có liên quan đường dây sản xuất, buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.

Nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: Nguyên cục trưởng an toàn thực phẩm bị khởi tố

Khởi tố 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm: Từng bị kết luận 'có nguy cơ tạo cơ chế xin cho’

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố 5 người là cựu lãnh đạo và cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế về tội nhận hối lộ trong cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp GMP cho nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng.

Khởi tố 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm: Từng bị kết luận 'có nguy cơ tạo cơ chế xin cho’

Thủ tướng yêu cầu sớm ban hành kết luận thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 64 ngày 13-5 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.

Thủ tướng yêu cầu sớm ban hành kết luận thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tin tức sáng 14-5: Dự kiến giảm 50% mức thu loạt phí, lệ phí; Bamboo Capital bị phạt

Tin tức đáng chú ý: Dự kiến giảm 50% mức thu của hàng loạt phí, lệ phí đến hết 2026; TP.HCM cần tuyển hơn 10.000 lao động; 12 triệu người Việt mang gene bệnh Thalassemia...

Tin tức sáng 14-5: Dự kiến giảm 50% mức thu loạt phí, lệ phí; Bamboo Capital bị phạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar