23/05/2025 21:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Một số dự án BOT khó khăn do lỗi Nhà nước nên phải tháo gỡ

Nhiều đại biểu đồng tình việc tháo gỡ vướng mắc cho dự án BOT nhưng kiến nghị cần đảm bảo nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa các bên.

dự án BOT - Ảnh 1.

Đại biểu Trần Anh Tuấn - Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 23-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một luật sửa đổi, bổ sung 7 luật liên quan tài chính, trong đó có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Một trong các nội dung được đại biểu quan tâm, đó là việc Chính phủ đề xuất cơ chế xử lý với dự án BOT giao thông gặp vướng mắc, giảm doanh thu trước thời điểm luật PPP có hiệu lực (1-1-2021). Cụ thể, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư phần chênh lệch giữa doanh thu trong phương án tài chính và thực tế theo tỉ lệ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Một số dự án BOT khó khăn do lỗi Nhà nước nên phải tháo gỡ - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng - Ảnh: Quochoi.vn

Nguyên nhân xảy ra do lỗi Nhà nước hay nhà đầu tư?

Nêu quan điểm về xử lý vướng mắc của doanh thu đối với các dự án BOT trong lĩnh vực đường bộ ký kết trước ngày 1-1-2021, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho hay hiện còn 78 dự án BOT không đạt đã hoàn chỉnh và đi vào khai thác. Mặc dù người dân đi vào tuyến đường nhưng nhà thầu không thu được phí do dân phản đối.

"Cần xem xét lại nguyên nhân xảy ra vấn đề này là gì và lỗi của nhà đầu tư, lỗi của Nhà nước hay của người dân" - đại biểu Hòa đồng tình việc xử lý các dự án, nhưng nếu kéo dài sẽ gây thiệt thòi cho ngân hàng, gắn với xác định sai sót các bên để chịu trách nhiệm.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng cần phải xem xét rõ ràng các dự án BOT, khi Quốc hội đã có nghị quyết nhưng vẫn chưa giải quyết được.

Ông ví dụ, dự án ngay cửa ngõ thủ đô, qua cầu Thăng Long thu vé 10.000 đồng nhưng chưa bù đắp được nên phải có trạm để nhà đầu tư thu thêm. Cùng đó, đại biểu đề nghị cần sửa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để giải quyết dứt điểm.

Đồng tình việc cần phải xử lý dứt điểm, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng dự thảo xử lý vướng mắc liên quan đến giảm doanh thu của các dự án BOT chỉ là xử lý tình huống. Bởi rà lại hệ thống pháp luật, chưa có một luật nào quy định xử lý tình huống mang tính chất hồi tố như dự luật đang thiết kế.

"Đồng tình Chính phủ cần phải giải quyết ngay, giải quyết càng sớm càng tốt để xử lý những dự án vướng mắc lâu nay nhưng dùng phương pháp nào? Đưa vào sửa trong luật, hay có một nghị quyết riêng hay nghị quyết chung của kỳ họp thì chúng tôi cho rằng cần phải tính toán hợp lý" - đại biểu An nêu quan điểm.

Cần có cơ chế chia sẻ rủi ro khi Nhà nước xử lý

Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TP.HCM) khuyến nghị cần có quy định về doanh thu, phương án tài chính điều chỉnh, kiểm toán đảm bảo chia sẻ rủi ro. Cùng đó, cần áp dụng trong điều kiện có những thay đổi mà doanh nghiệp không thể dự kiến được thì có thể giảm phần doanh thu và lúc đó phải đưa vào cơ chế chia sẻ rủi ro.

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị ban soạn thảo xây dựng một điều khoản điều chỉnh nhóm dự án BOT có chia sẻ rủi ro và nên giao cho Chính phủ quy định xử lý đối với từng dự án cụ thể, từ đó sẽ mang tính chia sẻ rủi ro cao hơn đối với các dự án BOT chúng ta áp dụng trước đây và sẽ giải quyết vấn đề này từ dự thảo nghị quyết lần này.

Giải trình các ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng việc đưa nội dung này vào sửa Luật PPP khi thời gian qua có một số dự án BOT gặp khó khăn. Nguyên nhân được xác định là "lỗi" hoàn toàn do Nhà nước, không phải là của nhà đầu tư, nên phải có trách nhiệm xử lý, tháo gỡ cho các dự án BOT này.

Mặc dù vấn đề này đã được báo cáo Quốc hội, ban hành nghị quyết tháo gỡ, nhưng thực hiện vẫn còn một số dự án với số tiền là 8.000 tỉ đồng.

Với quan điểm tháo gỡ cho các dự án BOT trước đây, nếu chỉ ban hành nghị quyết thì sau này có thể sẽ phải tiếp tục có nghị quyết khi đưa vào vận hành một loạt dự án, như đường cao tốc Bắc - Nam thông xe, hay các dự án trên quốc lộ 1A.

"Rất nhiều dự án BOT hiện nay của các địa phương mà thu hút các doanh nghiệp đang làm thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng và chúng ta phải có cơ chế xử lý.

Chính vì điều đó nên Bộ Xây dựng mới đề nghị Bộ Tài chính đưa vào Luật PPP để sau này có hành lang pháp lý và chủ động trong việc triển khai thay vì chúng ta cứ phải chờ đợi và phải tính toán từng nhóm, từng nhóm dự án một" - ông Thắng nói.

TP.HCM lập hội đồng thẩm định 4 dự án BOT cửa ngõ gần 60.000 tỉ đồng

Các dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1, 13, 22 và trục đường Bắc - Nam có tổng vốn đầu tư gần 60.000 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi chuẩn bị chu đáo để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tại quê nhà Phổ Khánh, người dân và các cấp ngành tỉnh Quảng Ngãi đang gấp rút hoàn thành khâu chuẩn bị để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Quảng Ngãi chuẩn bị chu đáo để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Vào ký túc xá gọi 9 học sinh đang ngủ ra ngoài rồi đánh đập, cướp tài sản

Công an tỉnh Quảng Nam đã tạm giữ 2 nam thanh niên táo tợn cướp tài sản, đánh đập nhóm học sinh.

Vào ký túc xá gọi 9 học sinh đang ngủ ra ngoài rồi đánh đập, cướp tài sản

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Các doanh nghiệp đứng sau đường dây đa cấp với hơn 107.000 người Việt tham gia vừa bị “đánh sập” bất ngờ giảm vốn từ hàng chục tỉ đồng xuống chỉ còn vài trăm triệu.

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Hợp nhất Long An và Tây Ninh: 'Tránh tư tưởng cục bộ địa phương'

Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị cần làm tốt quy trình nhân sự ở cả hai cấp, đồng thời khẩn trương rà soát, bố trí lại nơi làm việc hợp lý, hiệu quả cho đội ngũ cán bộ, công chức sau sáp nhập.

Hợp nhất Long An và Tây Ninh: 'Tránh tư tưởng cục bộ địa phương'

Chủ tàu cá kiêm thuyền trưởng ở Quảng Nam bị xử phạt 400 triệu đồng

Chủ tàu cá kiêm thuyền trưởng ở huyện Núi Thành, Quảng Nam đã bị tỉnh này xử phạt hành chính 400 triệu đồng.

Chủ tàu cá kiêm thuyền trưởng ở Quảng Nam bị xử phạt 400 triệu đồng

Bộ trưởng Công Thương gặp các thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị thúc đẩy đàm phán cân bằng lợi ích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc gặp gỡ thượng nghị sĩ Mỹ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại trong chương trình công tác tại Mỹ.

Bộ trưởng Công Thương gặp các thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị thúc đẩy đàm phán cân bằng lợi ích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar