06/05/2022 13:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn

Bài và ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Bài và ảnh: NGỌC PHƯỢNG

TTO - Trong những lần đi làm từ thiện được tiếp xúc với người khuyết tật, bệnh nhân được chia sẻ về những khó khăn, sư thầy Thích Đức Minh (Q.12, TP.HCM) tìm tòi và suy nghĩ ra việc sử dụng chiếc xe lăn cũ tái chế cho phù hợp tặng họ.

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 1.

Sư thầy Thích Đức Minh cùng các chú tiểu bên những chiếc xe đã được sửa chữa xong

Bắt đầu làm từ năm 2015, ban đầu sư thầy Thích Đức Minh tìm mua xe lăn cũ về tự mày mò, lắp ráp tái chế. Những chiếc xe lăn đa phần được tận dụng hết tất cả các bộ phận để sử dụng lại. Những chiếc xe lăn tái chế có thể tháo được tay, tháo được chân, ngả lưng hoặc có chỗ để đi vệ sinh phù hợp với thể trạng từng ngươi. Ngoài ra, xe lăn mà người dùng luôn nhẹ nhàng dễ dàng di chuyển lên xuống, qua lại.

Do không chuyên về việc sửa chữa nên thời gian ban đầu sư thầy tốn khá nhiều thời gian, từ công đoạn tháo ra, lắp vào cũng phải suy nghĩ làm sao cho đúng. Có những chiếc sửa đi, sửa lại mất đến mấy ngày nên phải kiên nhẫn và chịu khó mới làm được.

Sư thầy Thích Đức Minh chia sẻ: "Thầy làm công việc này tới nay cũng đã được 7 năm, số lượng xe lăn cho mỗi năm tầm 500 - 700 chiếc. Đa phần cho những bệnh nhân, người khuyết tật khắp các tỉnh, các vùng miền, từ Nam ra Bắc. Nguồn xe lăn thầy Minh tự tìm mua, đặt mua ở những tiệm ve chai, phật tử đóng góp. Tất cả các xe lăn cũ qua sử dụng nên phần lớn bị hư hỏng phải tháo ráp, thay thế mới từ bộ phận này sang bộ phận kia". 

Sư thầy Thích Đức Minh bộc bạch: "Khi nhìn thấy sự khó khăn của người khuyết tật không tự đi lại bằng đôi chân của mình, nên lúc mình làm một chiếc xe lăn cũng có nhiều trăn trở trong lòng. Mong muốn các bạn cũng giống như bao nhiêu người, có thể tự di chuyển dễ dàng tùy ý. Khi các bệnh nhân, người khuyết tật nhận được món quà nhỏ họ rất vui cũng là động lực trong lòng để làm công việc này".

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 2.

Sư thầy Thích Đức Minh gắn bó với công việc tái chế xe lăn cũng đã được 7 năm

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 3.

Niềm vui bên những chiếc xe lăn vừa được sửa chữa

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 4.

Những phụ tùng xe lăn giữ lại để khi nào cần thì dùng

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 5.

Tình thương với người khó khăn luôn là động lực để thầy Đức Minh cố gắng cho công việc này

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 6.

Sư thầy Thích Đức Minh gói thật kỹ xe đã được tái chế xong để đem gửi đến người khó khăn cần dùng

Bà lão và đàn khỉ hoang

TTO - 'Xuống ăn, xuống ăn, bà tới rồi, nay có đồ ăn ngon lắm' - giọng bà Út Chất vang lên khi chiếc thúng vừa vượt cửa sông Trà Bồng ra đảo Hòn Trà. Nghe giọng bà, lũ khỉ trên rừng tíu tít dắt nhau xuống.

Bài và ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar