19/02/2016 14:52 GMT+7

Tác giả lời ca khúc phim Tây du ký (1986) qua đời

THỤC NGHI (Theo Sina)
THỤC NGHI (Theo Sina)

TTO - Ngày 18-2, lễ tang của nhạc sĩ Diêm Túc - tác giả lời ca khúc nhạc phim Tây du ký (1986) diễn ra tại Bát Bửu Sơn (Bắc Kinh, Trung Quốc).

Tây Du Ký (1986)

Hàng ngàn người hâm mộ, đồng nghiệp đưa tiễn Diêm Túc về nơi an nghỉ cuối cùng với bài hát tiễn đường Xin hỏi đường ở nơi nào? (hoặc còn dịch tiếng Việt là Đâu là đường chúng ta đi - nhạc phim truyền hình  Tây Du Ký năm 1986).

Theo thông tin từ trang mạng xã hội của Đoàn văn công không quân, nhà nghệ thuật lão thành Diêm Túc đã qua đời vào ngày 12-2 (nhằm mùng 5 Tết) tại nhà riêng ở Bắc Kinh, hưởng thọ 86 tuổi.

Đại diện Đoàn văn công không quân bày tỏ sự thương tiếc, kính trọng đối với Diêm Túc và ca ngợi nhiệt huyết, tài đức song toàn của ông.

Diêm Túc là nhà nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Ông cho ra đời hơn 1.000 bài hát mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Trung Quốc, khích lệ và cổ vũ tinh thần cho mọi người.

Diêm Túc sinh ngày 9-5-1930 tại Bảo Định - Hà Bắc. Năm 10 tuổi, ông theo cha mẹ đến Trùng Khánh sinh sống. Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông theo học khoa quản lý công thương Đại học Trùng Khánh. Thời ký giải phóng, Diêm Túc tham gia đội công tác nghệ thuật Đoàn thanh niên.

Năm 1950, Diêm Túc tham gia Đoàn văn công thanh niên Tây Nam, từ đó ông làm diễn viên kịch, diễn viên múa, ca sĩ, đạo diễn. Mỗi khi có thời gian, ông còn sáng tác ca khúc, viết kịch bản…

Năm 1964, vở ca kịch Giang tỷ do Diêm Túc biên soạn thành công vang dội.

Tang lễ của nhạc sĩ Diêm Túc tại Bắc Kinh. Ảnh: ifeng.

Năm 1986, Diêm Túc viết lời bài hát Xin hỏi đường ở nơi nào? cho bộ phim Tây du ký. Cùng với sự thành công vang dội của phim, bài hát chủ đề Xin hỏi đường ở nơi nào? cũng trở thành ca khúc bất hủ trong lòng khán giả.

Nhạc sĩ Hứa Kính Thanh và nhạc sĩ Diêm Túc được nữ đạo diễn Dương Khiết mời sáng tác nhạc và lời cho ca khúc cuối phim Tây du ký. Khi vừa hoàn thành bài Xin hỏi đường ở nơi nào?, hai nhạc sĩ lập tức mang bài hát này đến giới thiệu cho đoàn làm phim.

Thế nhưng nhạc sĩ Hứa Kính Thanh thất vọng khi nhiều người tỏ ra không tán thưởng, dù lời bài hát do Diêm Túc sáng tác được công nhận là có ý nghĩa, phù hợp với hành trình đi Tây thiên thỉnh kinh đầy gian nan của thầy trò Đường Tăng.

Rất may là đạo diễn Dương Khiết vẫn hài lòng về giai điệu bài hát này. Bà thấy nó vừa mang nét nhạc truyền thống, lại dễ nghe, dễ hát nên chọn đưa vào phim.

Ca khúc Xin hỏi đường ở nơi nào? vang lên ở mỗi đầu tập phim Tây Du Ký đã trở thành nhạc hiệu đi vào tâm trí người xem. Sức hâm mộ bài hát tương đương bộ phim. 

Ca khúc này do ca sĩ Tương Đại Vy thể hiện. Chất giọng của ông truyền tải được tinh thần không ngại khó khăn thử thách chuyến đi thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, thể hiện cảm xúc của những người chu du vạn dặm.

“Đây hành lý anh mang, tôi cầm cương dắt ngựa. Nhìn ngắm trời cao chập chùng lòng bồi hồi, đường thỉnh kinh thật xa không màng hiểm nguy chân bước…” - lời Việt của ca khúc này cũng được khán giả Việt Nam yêu thích một thời.

Tây Du Ký.

*Nghe ca khúc nhạc phim Tây Du Ký 1986:

THỤC NGHI (Theo Sina)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar