09/11/2014 08:49 GMT+7

​Sống lành mạnh, tránh đái tháo đường

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI
TS.BS TRẦN BÁ THOẠI

TT - Chỉnh lý chế độ ăn và chế độ vận động, gọi chung là điều chỉnh lối sống, là cách vô cùng hiệu quả để phòng tránh đái tháo đường.

Tập thể dục giúp giảm nguy cơ đái tháo đường

Qua nhiều nghiên cứu dài hơi, đa quốc gia, các nhà dinh dưỡng đã thống nhất một chế độ ăn cho người lớn tuổi, người có nguy cơ đái tháo đường, theo bảy nguyên tắc sau:

(1) Thành phần thức ăn theo tỉ lệ 15% chất đạm, 35% chất béo, 50% chất đường bột,

(2) Không ăn uống thức ăn nhiều đường ngọt,

(3) Nên chia nhỏ vào ba bữa ăn,  nếu thấy đói có thể dùng thêm bữa nhẹ,

(4) Giảm đến mức tối thiểu thức ăn chứa chất béo,

(5) Ăn cá 2-3 lần mỗi tuần,

(6) Hạn chế tối đa uống rượu, bia và

(7) Ăn thêm thức ăn có các chất xơ như rau, củ, trái cây không ngọt...

Đái tháo đường đồng nghĩa với dư thừa năng lượng, thừa cân. Cho nên cần tích cực hoạt động thể lực để giúp cơ thể:

(1) Tiêu hao năng lượng và giảm cân;

(2) Giúp cơ thể tiêu thụ đường dễ dàng hơn;

(3) Nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, hoạt bát, sảng khoái 

(4) Tăng sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật.

Cần hoạt động thể lực theo nguyên tắc: luyện tập phải dần dần và thích hợp; không ráng quá sức hoặc tập thể lực khi đang có bệnh cấp tính; lưu ý là mỗi bệnh nhân sẽ có một chế độ tập luyện khác nhau chứ không rập khuôn đồng nhất được.

Mô hình luyện tập thể lực lý tưởng: giảm xem tivi, giảm chơi trên máy vi tính, nghỉ trưa dưới 30 phút mỗi ngày.

Hằng ngày cần: đi bộ, đi dạo với thời gian và khoảng cách tăng dần, lên xuống cầu thang vài lần, trồng cây cảnh, làm vườn.

Hằng tuần cần vài lần: chạy tại chỗ, chạy nhẹ, đạp xe, nhảy, đánh bóng bàn, bóng rổ...

Các dân tộc sống quanh biển Địa Trung Hải ăn nhiều rau quả tươi, dầu ôliu với hải sản như cá tôm, rong biển và các loại hạt ngũ cốc, thức uống kèm trong bữa ăn là rượu chát đỏ.

Họ ăn theo thứ tự: ăn rau trái, rong biển trước, tiếp đến sẽ ăn các loại cá biển, hải sản, ăn rất ít các loại thịt động vật và sau cùng mới ăn các loại hạt, ngũ cốc nhưng cũng với số lượng vừa tầm.

Với chế độ dinh dưỡng “rượu chát - dầu ôliu - hải sản” này, cư dân vùng Địa Trung Hải có tỉ lệ mắc bệnh nội tiết chuyển hóa, đặc biệt bệnh tim mạch và đái tháo đường, thấp hơn nhiều so với nhóm dân châu Âu theo chế độ ăn thừa “bơ - thịt - bia”.

Ở nhiều nước châu Á, với chế độ ăn “trà - cơm” là chủ yếu, tỉ lệ bệnh tim mạch thường thấp nhưng đái tháo đường lại cao.

Theo nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Hải Thủy và cộng sự Việt Nam, những người ăn chay tuyệt đối, với thực phẩm hoàn toàn là chất đường bột, tỉ lệ bệnh đái tháo đường cao gấp hai lần người bình thường.

Từ những quan sát trên, ngành nội tiết - đái tháo đường đề nghị một khẩu phần “nội địa” để phòng tránh đái tháo đường: các loại ngũ cốc toàn phần có đủ vitamin, chất xơ và muối khoáng; chất béo là dầu thực vật (dầu phộng, dầu mè...); sử dụng chất đạm từ hải sản và thực phẩm giàu chất xơ, vitamin (rau xanh, đậu bắp, mướp đắng)...

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar