23/03/2014 03:46 GMT+7

Sóng hấp dẫn sau vụ nổ Big Bang: phát hiện chấn động

PHẠM NGỌC ĐIỆP - TRƯỜNG SƠN - HUY TƯỜNG
PHẠM NGỌC ĐIỆP - TRƯỜNG SƠN - HUY TƯỜNG

TT - Ngày 17-3-2014, các nhà khoa học thuộc Trung tâm thiên văn Harvard - Smithsonian (Massachusetts, Hoa Kỳ) đã tổ chức buổi họp báo công bố phát hiện “hình ảnh trực tiếp đầu tiên của sóng hấp dẫn”.

Phóng to
Tác động của sóng hấp dẫn từ Big Bang lên bức xạ phông nền vũ trụ

Các cơ quan truyền thông lớn, có uy tín như Nature, New York Times, BCC, NBC... đều đồng loạt dành sự chú ý đặc biệt với sự kiện này.

Phát hiện được các nhà vật lý thiên văn thuộc hợp tác nghiên cứu BICEP2 thực hiện nhờ quan sát bức xạ phông nền vũ trụ, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho lý thuyết hình thành vũ trụ có tên là Vụ nổ lớn (Big Bang) và một thời kỳ vũ trụ giãn nở khủng khiếp, gọi là thời kỳ lạm phát, rất ngắn sau khi vũ trụ hình thành.

Sóng hấp dẫn là gì?

Sóng hấp dẫn là những gợn của độ cong không thời gian lan truyền từ vật có khối lượng ra ngoài không gian như các loại sóng khác (sóng âm, sóng điện từ).

Sóng hấp dẫn có thể được ghi nhận từ những hệ sao đôi mà thành phần là các sao lùn trắng, sao neutron hay lỗ đen. Sự tồn tại của sóng hấp dẫn được Albert Einstein dự đoán từ năm 1916 trên cơ sở thuyết tương đối rộng của mình.

Theo thuyết tương đối rộng, hấp dẫn được cho là một hiện tượng gây ra bởi độ cong không thời gian. Độ cong này gây ra bởi sự có mặt của vật có khối lượng.

Một cách tổng quát, trong một thể tích không gian xác định, khối lượng càng lớn độ cong không thời gian càng lớn. Khi vật thể chuyển động trong không gian, độ cong thay đổi tương ứng với sự thay đổi vị trí của vật.

Khi vật thể chuyển động có gia tốc làm cho độ cong này lan truyền ra bên ngoài từ vật thể với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng giống như sóng điện từ. Sóng hấp dẫn đặt ra giới hạn về tốc độ truyền tương tác vật lý, không giống như thuyết hấp dẫn của Newton cho rằng tốc độ truyền tương tác là vô hạn.

Nhóm nghiên cứu

Dự án hợp tác nghiên cứu BICEP2 (Background Imaging of Cosmic Extragalactic Polarisation - chụp ảnh nền quá trình phân cực của vũ trụ) là giai đoạn 2 của một chương trình điều phối giữa dự án BICEP và Thí nghiệm Keck Array, theo thông tin từ Trung tâm vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian (Mỹ).

Dự án được tiến hành theo cấu trúc đồng nghiên cứu với bốn đồng lãnh đạo là các nhà khoa học John Kovac (Đại học Harvard), Clem Pryke (Đại học Minnesota), Jamie Bock (Viện Công nghệ California) và Chao-Lin Kuo (Đại học Stanford). Những người này giữ vai trò chính trong việc phát hiện sóng hấp dẫn sau vụ nổ Big Bang vừa công bố. Hỗ trợ cho họ là các nhóm sinh viên và nhà khoa học tài năng khác.

Nhiều trường đại học và tổ chức danh tiếng khác cũng đóng góp vào dự án BICEP2, trong đó có Đại học California (San Diego), Đại học British Columbia, Viện Tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia, Đại học Toronto, Đại học Cardiff và Hội đồng năng lượng nguyên tử Pháp.

Trang web science.jpl.nasa cho biết TS Nguyễn Trọng Hiền đóng vai trò quan trọng trong nhóm nghiên cứu này: “Hien Trong Nguyen - giám sát nhóm, chuyên về thiết bị đo đạc thiên văn, làm việc tại phòng thí nghiệm phản lực - Viện công nghệ California, thuộc NASA. Ông làm việc trong nhóm nghiên cứu chế tạo nên BICEP2, một thí nghiệm được thiết kế để có khả năng đo tính phân cực của nền vi sóng của vũ trụ”.

PHẠM NGỌC ĐIỆP - TRƯỜNG SƠN - HUY TƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar