23/02/2025 12:14 GMT+7

Sống đến 100 tuổi - bí mật của 'vùng xanh' - Kỳ 2: Tranh cãi về hai nhóm trường thọ

Báo chí thường liệt kê năm "vùng xanh" trường thọ trên thế giới gồm đảo Sardinia ở Ý, đảo Okinawa ở Nhật, bán đảo Nicoya ở Costa Rica, đảo Ikaria ở Hy Lạp và thị trấn Loma Linda ở bang California (Mỹ).

Sống đến 100 tuổi - bí mật của 'vùng xanh' - Kỳ 2: Tranh cãi về hai nhóm trường thọ - Ảnh 1.

Nhà báo Dan Buettner trò chuyện với cụ bà trăm tuổi ở Costa Rica vào đầu những năm 2000 - Ảnh: National Geographic

Theo tạp chí Science (Mỹ), thật ra có tới hai nhóm "vùng xanh" khác nhau. Câu chuyện kinh doanh từ "vùng xanh" cũng bao gồm nhiều hỉ nộ ái ố.

Kiếm tiền từ các "vùng xanh"

Nhà báo - nhà sản xuất Dan Buettner đã viết bảy cuốn sách bán rất chạy về năm "vùng xanh", mở các khóa học nấu ăn lấy cảm hứng từ các "vùng xanh" và thường xuyên được mời phát biểu tại các sự kiện lớn.

Năm 2005, ông đăng ký nhãn hiệu thuật ngữ "vùng xanh" tại Mỹ với lời biện bạch: "Người ta bắt đầu sử dụng thuật ngữ "vùng xanh" theo cách rất tệ, ví dụ như để quảng bá thịt bò và thức uống có đường. Nếu bạn không bảo vệ thuật ngữ này, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó theo cách họ muốn".

Buettner còn thành lập Công ty Blue Zones "chuyên xây dựng những cộng đồng lành mạnh khắp nước Mỹ".

Các thành phố có thể thuê dịch vụ của công ty này để định hướng lại kế hoạch phát triển dựa trên các nguyên tắc của "vùng xanh" như ưu tiên đi bộ, khuyến khích cư dân tham gia hoạt động xã hội, cổ động ăn thịt và uống rượu ở mức vừa phải.

Khi chương trình kết thúc, các thành phố sẽ nhận được chứng chỉ "Cộng đồng vùng xanh". Năm 2020, Buettner đã bán Công ty Blue Zones mặc dù ông vẫn giữ vai trò cố vấn.

Từ chuyện Buettner kinh doanh "vùng xanh" đã phát sinh căng thẳng phá vỡ quá trình hợp tác ban đầu giữa Buettner với TS nhân khẩu học Michel Poulain (Bỉ) và bác sĩ y khoa Gianni Mario Pes (Ý).

TS Poulain khẳng định ông không biết Buettner đã đăng ký nhãn hiệu "vùng xanh" và ông rất bất ngờ với khoản tiền kếch sù mà khách hàng đã chi khi muốn thực hiện các chương trình của Công ty Blue Zones.

Sống đến 100 tuổi - bí mật của 'vùng xanh' - Kỳ 2: Tranh cãi về hai nhóm trường thọ - Ảnh 2.

Cụ bà Betty Streifling 101 tuổi vẫn có thói quen đi bộ buổi sáng tại thị trấn Loma Linda (Mỹ), một trong năm “vùng xanh” trên thế giới - Ảnh: Los Angeles Times

Căng thẳng lên tới đỉnh điểm khi Hãng nước hoa Chanel quảng bá sản phẩm chống lão hóa Blue Serum được sản xuất từ các thành phần có nguồn gốc từ "vùng xanh" như cà phê xanh từ Costa Rica, ô liu từ đảo Sardinia và nhựa nhĩ hương từ Hy Lạp.

Buettner đã yêu cầu Chanel ngừng sử dụng thuật ngữ "vùng xanh" nhưng không thành công nên đi kiện. Ông đề nghị TS Poulain làm chứng nhưng TS Poulain phản bác: "Tôi đã nói "không! không thể! không thể!". Vì vậy sau hơn 10 năm tôi quyết định chấm dứt hợp tác".

Cuộc chia tay giữa TS Poulain và Buettner được phơi bày khi nền tảng trực tuyến Netflix phát hành bộ phim tài liệu nổi tiếng "Sống đến 100 tuổi: Bí mật của vùng xanh" vào năm 2023.

Bộ phim chỉ tập trung giới thiệu Buettner còn loại bỏ phần lớn công sức của nhà khoa học Poulain. Bác sĩ Pes giờ đây cũng đi theo con đường riêng của mình mặc dù vẫn giữ liên lạc với hai cộng sự cũ. Bác sĩ Pes vẫn thường cùng TS Poulain xem xét các bài viết về "vùng xanh".

Hậu quả từ quá trình hợp tác tan rã là hiện nay có tới hai nhóm "vùng xanh". Nhóm "vùng xanh" do Công ty Blue Zones sở hữu chịu ảnh hưởng lớn từ quan điểm của Buettner và nhóm "vùng xanh" thứ hai do TS Poulain quản lý.

Hai bên đã đồng ý về bốn "vùng xanh" gồm đảo Sardinia, đảo Okinawa, bán đảo Nicoya và đảo Ikaria. Riêng với thị trấn Loma Linda, TS Poulain không coi đây là "vùng xanh".

Buettner thừa nhận ông đã thêm Loma Linda vào bài viết đăng trên tạp chí National Geographic vào năm 2005 bởi... chủ biên muốn có một địa chỉ "vùng xanh" tại Mỹ.

Không rõ sống thọ do di truyền hay ăn uống

Đến nay các nhà nghiên cứu đều đồng ý TS Michel Poulain đã giữ vai trò quan trọng trong việc tạo uy tín khoa học cho các "vùng xanh" vì nếu không có Poulain, khái niệm "vùng xanh" có nguy cơ trở thành hoạt động kiếm tiền như nhà nhân khẩu học Anthony Medford tại Đại học Nam Đan Mạch nhận xét: "Kinh doanh là hoạt động kiếm tiền và phát triển. Và để phát triển, bạn phải tìm thêm nhiều vùng xanh hơn".

Nguyên nhân dẫn tới tuổi thọ cực cao ở các "vùng xanh" có phải do gene di truyền hay thói quen sống cực kỳ lành mạnh?

Đến nay câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ. Khi bác sĩ Pes và các đồng nghiệp đến đảo Sardinia lần đầu trong những năm 1990, họ đưa ra giả thiết rằng bí quyết sống lâu của cư dân Sardinia có thể do họ có các biến thể gene hiếm liên quan đến tuổi thọ cao.

Đối với cư dân sống biệt lập như đảo Sardinia, tình trạng cận huyết thường xảy ra nên các biến thể gene hiếm trở nên phổ biến hơn. Đây là hiện tượng được gọi là "hiệu ứng người sáng lập".

Thật ra đến nay có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh cư dân đảo Sardinia hoặc các "vùng xanh" khác có ưu thế vượt trội về di truyền.

Sống đến 100 tuổi - bí mật của 'vùng xanh' - Kỳ 2: Tranh cãi về hai nhóm trường thọ - Ảnh 4.

Đến nay có rất ít bằng chứng cho thấy cư dân đảo Sardinia (Ý) có ưu thế vượt trội về di truyền - Ảnh: tesorisardi.com

Một nghiên cứu được công bố vào cuối năm 2019 cho rằng các cụ già trăm tuổi trên đảo Sardinia có thể mang một biến thể gene TAS2R38 chuyên biệt có chức năng mã hóa cho một loại protein phản ứng với vị đắng.

Biến thể này có thể kích thích họ thích ăn thực phẩm ít chất béo hơn. Song giả thuyết này chỉ mang tính suy đoán vì nhiều nghiên cứu khác không phát hiện gene này có thể kéo dài tuổi thọ.

Nếu không phải do di truyền, vậy sống thọ phải chăng do thói quen ăn uống? Buettner cho biết ông đã nghiên cứu các khảo sát về chế độ ăn uống và các bài viết học thuật, phỏng vấn hàng trăm người sống trăm tuổi trong hơn 20 chuyến đến các "vùng xanh".

Bác sĩ Pes đã thu thập đủ mọi dữ liệu từ các cụ sống trăm tuổi, từ lượng đường trong máu đến các mối quan hệ và lối sống, sau đó sử dụng các mô hình thống kê để đánh giá ảnh hưởng của từng biến số đối với tuổi thọ.

Từ những quan sát này, ông Buettner đã lập một danh sách gồm chín khuyến nghị dành cho người muốn sống thọ như sau:

1. Tạo thói quen về các hoạt động cường độ thấp như đi bộ.

2. Giảm 20% lượng calo nạp vào.

3. Tránh thịt và thực phẩm chế biến.

4. Uống rượu vang đỏ ở mức vừa phải.

5. Tìm mục đích cuộc sống.

6. Giảm căng thẳng.

7. Tham gia cộng đồng tâm linh.

8. Coi gia đình là ưu tiên hàng đầu.

9. Sống gần những người có lối sống tương tự.

Dù vậy, chưa có khuyến nghị nào được công bố dưới dạng bài nghiên cứu.

TS Ross Brownson là chuyên gia sức khỏe cộng đồng dựa trên bằng chứng tại Đại học Washington (Mỹ). Ông lưu ý khuyến nghị về rượu không phù hợp.

Một bài viết vào cuối tháng 3-2023 đã xem xét 107 nghiên cứu theo nhóm về sử dụng rượu và kết luận rằng nồng độ cồn thấp không làm giảm nguy cơ tử vong và lượng rượu bằng hai ly rượu vang mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ tử vong đối với nữ giới.

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo ngay cả uống rượu ít cũng có thể làm tăng nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là bệnh ung thư.

Ngoài ra TS Brownson rất ngạc nhiên khi các khuyến nghị về "vùng xanh" không đề cập gì đến hút thuốc, một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm. Khi được hỏi về điều này, ông Buettner đồng ý đã có thiếu sót.

Sống đến 100 tuổi - bí mật của 'vùng xanh' - Kỳ 2: Tranh cãi về hai nhóm 'vùng xanh' trường thọ - Ảnh 2.

Ngày 17-3-2024, cụ bà Pauline Bernadette Tinas sống trên đảo Martinique mừng sinh nhật 110 tuổi cùng con cháu - Ảnh: martinique.franceantilles.fr

Năm 2019, TS Poulain đã thêm đảo Martinique ở vùng Caribbean (lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp) vào danh sách "vùng xanh". Ông Buettner nhận xét: "Tôi sẽ nói rằng Michel là nhà nhân khẩu học rất cẩn thận và ông ấy sẽ không bịa ra điều gì".

Gần đây, ông Buettner bắt đầu nói đến Singapore như "vùng xanh" thứ sáu. Ông mô tả Singapore không chỉ là nơi có thói quen sống lành mạnh truyền thống mà còn là "điểm nóng về tuổi thọ được thiết kế" hoặc "vùng xanh 2.0", một nơi mà tuổi thọ cao không phải do trí tuệ truyền thống mà thông qua các chính sách công như gia tăng khả năng tiếp cận thực phẩm sạch hoặc giúp mọi người kết nối với nhau nhiều hơn.

Tuy nhiên, TS Poulain hoài nghi về "vùng xanh" bổ sung này. Ông nhận xét khi họ không còn hợp tác với nhau nữa, Buettner buộc phải tìm một câu chuyện mới hấp dẫn về "vùng xanh".

**********

Tháng 3-2024, TS Saul Newman đã công bố một nghiên cứu chấn động thế giới. Nghiên cứu khẳng định "vùng xanh" không hề tồn tại vì sổ sách sai sót hoặc nạn gian lận lương hưu, ăn uống theo chế độ "vùng xanh" không hề sống lâu trăm tuổi. Nghiên cứu của ông cụ thể như thế nào?

>> Kỳ tới: Muốn sống tới 110 tuổi, đừng... báo tử

Sống đến 100 tuổi - bí mật của 'vùng xanh' - Kỳ 1: 'Vùng xanh' trường thọ ra đời thế nào?

20 năm nay, mọi người đều tham khảo hình mẫu sống thọ từ năm 'vùng xanh' trên thế giới. Thế nhưng TS Saul Newman đã gây chấn động thế giới khi phản bác 'vùng xanh' không hề tồn tại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar