26/09/2024 16:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phản hồi về nhà cổ Vương Hồng Sển xuống cấp, bán đất chia thừa kế

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phản hồi thông tin nhà cổ Vương Hồng Sển xuống cấp và nguyện vọng của gia đình là bán mảnh đất có ngôi nhà cổ để chia thừa kế.

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phản hồi về việc nhà cổ Vương Hồng Sển xuống cấp  - Ảnh 1.

Bên trong ngôi nhà cổ của học giả Vương Hồng Sển - Ảnh: T.T.D.

Tại buổi họp báo định kỳ ở Trung tâm Báo chí TP.HCM vào chiều 26-9, ông Võ Hồ Hoàng Vũ - chánh văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - phản hồi các nội dung liên quan đến nhà cổ cụ Vương Hồng Sển.

Chưa nhận kiến nghị đề xuất tu bổ, tu sửa từ gia đình cụ Vương Hồng Sển

Trước câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về việc công trình di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống của cụ Vương Hồng Sển bị xuống cấp, nhiều năm qua gia đình tự gọi thợ sửa chữa, không được cơ quan chức năng tu bổ.

Ông Võ Hồ Hoàng Vũ cho biết: "Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống của ông Vương Hồng Sển được xếp hạng theo quyết định số 140/2003/QĐ-UB ngày 5-8-2003. Hiện nay đã xuống cấp.

Việc tu sửa nhỏ để chống dột, xuống cấp (không thay đổi kiến trúc, kết cấu, vật liệu, màu sắc công trình di tích) của các cá nhân, hộ gia đình đang cư trú trong di tích là cần thiết.

Từ khi xếp hạng đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao chưa nhận được các đề xuất, kiến nghị đề xuất tu bổ, phục hồi, tu sửa công trình di tích của các cá nhân, hộ gia đình đang cư trú trong công trình di tích kể từ khi di tích được xếp hạng đến nay".

Ông cho biết thêm từ năm 1996 đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các đơn vị liên quan nhiều lần xuống khảo sát tại di tích.

Vào các năm 2021, 2022, 2023, Sở Văn hóa và Thể thao cùng với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan đều xuống khảo sát thực tế tại di tích, làm việc với các đồng thừa kế của cụ Vương Hồng Sển để tham mưu, báo cáo UBND TP.HCM về di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống của cụ Vương Hồng Sển.

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phản hồi về việc nhà cổ Vương Hồng Sển xuống cấp  - Ảnh 2.

Ông Võ Hồ Hoàng Vũ trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về nhà cổ cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phản hồi về việc nhà cổ Vương Hồng Sển xuống cấp  - Ảnh 3.

Bà Liên giới thiệu ảnh tư liệu về cha chồng và các con cháu - Ảnh: T.T.D.

Chưa phát huy giá trị di tích kiến trúc do vướng khiếu kiện

Sở Văn hóa và Thể thao cho biết thêm kể từ khi xác lập quyền sở hữu nhà nước và được xếp hạng di tích cho đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao chưa được nhận bàn giao đối với nhà di tích số 11 (số cũ 9/1) đường Nguyễn Thiện Thuật.

Các cháu của cụ Vương Hồng Sển thường xuyên khiếu kiện, khiếu nại nên không thể triển khai công tác tu bổ, phục hồi và trưng bày tại di tích theo quy định hiện hành.

Sở Văn hóa và Thể thao nhận thấy: "Việc tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống của cụ Vương Hồng Sển là cần thiết.

Do đó, cần giữ lại theo hiện trạng di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống của cụ Vương Hồng Sển với hai khu vực bảo vệ có tổng diện tích 723,9m2.

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phản hồi về việc nhà cổ Vương Hồng Sển xuống cấp  - Ảnh 4.

Kèo nhà, kèo mái ngói bị mối mọt ăn mục - Ảnh: T.T.D.

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phản hồi về việc nhà cổ Vương Hồng Sển xuống cấp  - Ảnh 5.

Gia đình tự gọi thợ để chống mối mọt - Ảnh: T.T.D.

Theo đó, khu vực bảo vệ I: 274m2; khu vực bảo vệ II là 449,9m2 để tu bổ, tôn tạo công trình nhằm trưng bày, lưu giữ các hiện vật, tài liệu, sách quý và phục vụ nhân dân và du khách tham quan, học tập, nghiên cứu theo đúng ý nguyện của nhà văn hóa, học giả Vương Hồng Sển lúc sinh thời mong muốn".

"Về phương án thực hiện chờ khi có bản án của Tòa án nhân dân TP.HCM (đang thụ lý vụ án để xét xử) đối với vụ kiện vào năm 2018 của bà Vương Hồng Liên Hương (cháu nội cụ Vương Hồng Sển - PV).

Trong trường hợp di tích được giữ lại, sở sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá, đề xuất chủ trương đầu tư, tính toán, xây dựng phương án đầu tư tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống của cụ Vương Hồng Sển theo quy định hiện hành" - ông Võ Hồ Hoàng Vũ cho biết thêm.

Chờ thực hiện theo bản án của tòa án

Hiện tại, nguyện vọng của các cháu nội của cụ Vương Hồng Sển là bán mảnh đất có ngôi nhà cổ để chia thừa kế.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, từ năm 1996 các cá nhân liên quan đến di tích nhà cổ dân dụng truyền thống của cụ Vương Hồng Sển đã liên tục gửi đơn kiến nghị về việc thừa kế tài sản liên quan đến cụ Vương Hồng Sển, để được xem xét giải quyết.

Năm 2005, bà Vương Hồng Liên Hương (cháu nội) khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế đối với UBND TP.HCM.

Đến năm 2018, bà Liên Hương tiếp tục có đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP.HCM (trong vụ án thụ lý số: 588/DSST ngày 31-7-2018 về "tranh chấp quyền sở hữu tài sản" với nguyên đơn là bà Vương Hồng Liên Hương về yêu cầu trả lại căn nhà số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh cho các thừa kế của cụ Vương Hồng Sển và vợ là Nguyễn Kim Chung).

"Hiện nay, Tòa án nhân dân TP.HCM đang thụ lý vụ án và xét xử theo quy định.

Sở Văn hóa và Thể thao đã cử nhân sự tham gia vụ kiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khởi kiện.

Bản án của Tòa án nhân dân TP.HCM đối với vụ kiện nêu trên là kết quả cuối cùng để các bên thực hiện" - ông Võ Hồ Hoàng Vũ nhấn mạnh.

Đến nhà cổ Vương Hồng Sển sau quyết định cưỡng chế: Mưa dột, kèo nhà mối mọt, không còn cổ vật

Ngôi nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển đang bị xuống cấp, trời mưa thì dột, kèo nhà bị mối mọt ăn nhiều chỗ. Trong nhà không còn cổ vật nào.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar