28/09/2021 14:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Số ca COVID-19 mới 10 ngày qua của Bình Dương thấp hơn nhiều so với công bố, vì sao?

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TTO - Theo số liệu Bộ Y tế công bố 10 ngày qua, trung bình mỗi ngày Bình Dương ghi nhận khoảng 3.500 ca nhiễm COVD-19. Thực tế số ca nhiễm mới phát hiện trong thời gian này thấp hơn nhiều so với số công bố. Vì sao?

Số ca COVID-19 mới 10 ngày qua của Bình Dương thấp hơn nhiều so với công bố, vì sao? - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ công tác đặc biệt Chính phủ làm việc với Bình Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 - Ảnh: TIẾN LONG

Sáng 28-9, trao đổi tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ công tác đặc biệt Chính phủ, ông Nguyễn Văn Lợi - bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - cho biết gần đây Bình Dương tập trung quyết liệt xét nghiệm, truy vết ca nhiễm COVID-19 (F0) theo chỉ đạo của Thủ tướng và ngành y tế.

Theo ghi nhận, số ca F0 có nơi tăng, nơi giảm nhưng tính chung toàn địa bàn Bình Dương thì giảm nhiều so với giai đoạn đầu tháng 9. Trong 10 ngày qua, số ca nhiễm mới của Bình Dương chỉ trên dưới 1.500 ca/ngày. Tuy nhiên số ca công bố theo báo cáo của Bộ Y tế lại gần 3.500 ca/ngày.

Lý giải việc này, ông Lợi cho hay từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, ở Bình Dương có 10.000 ca F0 được xét nghiệm nhanh đưa vào điều trị nhưng chưa được công nhận là bệnh nhân. Nguyên nhân theo quy định của ngành y tế, những người này phải xét nghiệm PCR mới được công nhận. 

Do vậy thời gian qua, sau khi xét nghiệm PCR, các ca này được công bố, cộng thêm số ca nhiễm mới phát hiện đã đẩy số ca F0 được công bố của Bình Dương những ngày qua tăng cao so với thực tế.

Bí thư Bình Dương cho rằng 10.000 ca hầu hết đã điều trị khỏi và xuất viện. Nếu tiếp tục xét nghiệm PCR khẳng định để họ được công nhận là bệnh nhân sẽ rất tốn kém về thời gian, công sức và ngân sách. Do vậy, ông Lợi đề nghị xem xét lại quy định, nếu lấy chi phí xét nghiệm PCR để hỗ trợ cho F0 sẽ tốt hơn.

Cũng theo ông Lợi, trong số 15.000 ca F0 nhiễm mới trong 10 ngày qua có đến 5.000 người điều trị tại nhà. Bình Dương phải tổ chức lại mạng lưới y tế cộng đồng, y tế cơ sở.

Mặt khác, Bình Dương cũng đang thay đổi "cách đánh", truy vết, điều trị F0. Tại TP Thủ Dầu Một đang thí điểm nếu phát hiện một số lượng ca F0 tại một khu dân cư thì sẽ khoanh toàn khu lại, sau đó đưa tổ y tế của trạm y tế lưu động xuống cắm chốt, phát thuốc điều trị ngay tại khu phố. 

Tại khu phố này cũng không tổ chức xét nghiệm nữa, thay vào đó sẽ tập trung vào phát hiện, theo dõi người có triệu chứng để cấp phát thuốc điều trị. Cách làm mới này giúp giảm thời gian, công sức và tiền của cho việc truy vết. 

Người đứng đầu Tỉnh ủy Bình Dương đánh giá để cách đánh trên hiệu quả, vai trò của lực lượng cơ sở rất quan trọng. Ở nơi nào bí thư, chủ tịch địa phương quyết liệt sẽ sớm kiểm soát được tình hình. 

Bình Dương đang củng cố lại khoảng 4.000 tổ COVID-19 cộng đồng. Đặc điểm của Bình Dương là mỗi khu phố có rất nhiều hẻm, xóm và nhà trọ. Tỉnh đã bàn với ngành y tế tham mưu tổ chức mỗi ngõ, nhà trọ phải có một tổ tự quản và có chính sách hỗ trợ để tổ này tham gia hỗ trợ giám sát F0. 

Mặt khác, tổ chức, kiện toàn lại hệ thống y tế lưu động. Hiện dân số Bình Dương khoảng 2,6 triệu người, trong đó có 1,4 triệu công nhân ở khu công nghiệp. 

Tỉnh chủ trương cứ 10.000 - 12.000 công nhân sẽ lập một trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp do tư nhân quản lý. Với số lượng công nhân hiện nay sẽ cần 100 trạm y tế, hiện tỉnh đã lập được 10 trạm.

Các trạm y tế này sẽ vừa khám, chữa trị bệnh thông thường, vừa tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng thấp. Hiện các địa phương đang bàn và các tổ chức y tế tư nhân rất ủng hộ.

Tính ra để lập các tổ COVID-19 cộng đồng và trạm y tế lưu động thì dự kiến cần 1.000 người. Ngoài ra, khi tổ chức lại các tầng điều trị 1 và 2 ở các huyện, thị xã, thành phố, Bình Dương cần 600 y, bác sĩ và điều dưỡng.

Cải tiến phương thức xét nghiệm theo hướng tăng cường mẫu gộp, mẫu đại diện

dscf4235

Thượng tướng Võ Minh Lương - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - hỏi thăm một tổ quân y tại TP Thuận An (Bình Dương) - Ảnh: TIẾN LONG

Bí thư Thành ủy TP Thuận An Huỳnh Thị Thanh Phương cho biết với những phường, khu phố có nhiều khu trọ, đông công nhân, cần có những phương thức tổ chức xét nghiệm linh hoạt, khác với xét nghiệm ở nhà dân. Có những xóm trọ xét nghiệm tới 8 vòng, 10 vòng nhưng vẫn không sạch được hoàn toàn.

Theo bà Phương, đối với những địa bàn bị nhiễm nặng với tỉ lệ trên 10%, nên áp dụng giải pháp khoanh vùng, cấp thuốc điều trị, chăm sóc, xử lý kịp thời các trường hợp có triệu chứng, hoặc có bệnh nền thay vì xét nghiệm rất nhiều vòng nhưng cũng không thể “làm sạch” hoàn toàn.

Thượng tướng Võ Minh Lương - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ - đề nghị tỉnh Bình Dương đúc kết lại những kinh nghiệm tổ chức xét nghiệm diện rộng, nhất là tại các xóm trọ, để tiếp tục cải tiến phương thức xét nghiệm theo hướng tăng cường mẫu gộp, mẫu đại diện để đạt hiệu quả cũng như tốc độ xét nghiệm.

Bình Dương đề nghị các tỉnh phối hợp đón công dân có nhu cầu về quê

TTO - Ngày 20-9, UBND tỉnh Bình Dương cho biết vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phối hợp đón công dân từ Bình Dương về quê.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar