15/12/2023 22:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khi nào và cơ quan nào được công bố hết dịch COVID-19?

Dư luận quan tâm tiêu chí nào và cơ quan nào đủ thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19.

Tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trong dự thảo tờ trình trình UBND TP.HCM ban hành kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025, Sở Y tế TP.HCM có nêu cơ quan này đang hoàn tất các thủ tục tiến tới công bố hết dịch trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Vậy điều kiện, trình tự và cơ quan nào sẽ công bố hết dịch COVID-19?

Thay đổi căn cứ công bố hết dịch truyền nhiễm

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ngày 1-4-2020 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam, cụ thể COVID-19 (dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). Lúc bấy giờ tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phòng, chống dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A ở quy mô quốc gia, trong điều kiện chưa có tiền lệ và kéo dài.

Sau hơn ba năm bùng phát, từ ngày 20-10-2023, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất đề xuất của Bộ Y tế, quyết định chuyển phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Song song đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định sửa đổi phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình 4 ngày (thay vì 14 ngày) và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm 8 ngày (thay vì 28 ngày).

Đây chính là căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm (có hiệu lực thi hành từ 20-10-2023), ban hành kèm theo quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28-1-2016.

Dựa theo các điều kiện này, một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM khẳng định TP đảm bảo điều kiện công bố hết dịch khi có nhiều tuần không ghi nhận ca mắc mới, đặc biệt tất cả các phường xã trên toàn thành phố đều đạt cấp độ dịch cấp 1 (nguy cơ thấp).

Cơ quan nào công bố hết dịch ở TP.HCM?

Sở Y tế TP.HCM vừa cảnh báo nguy cơ số ca mắc COVID-19 tại thành phố có thể gia tăng trở lại, yêu cầu mọi người dân không được chủ quan - Ảnh: TỰ TRUNG

Sở Y tế TP.HCM vừa cảnh báo nguy cơ số ca mắc COVID-19 tại thành phố có thể gia tăng trở lại, yêu cầu mọi người dân không được chủ quan - Ảnh: TỰ TRUNG

Về trình tự công bố hết dịch COVID-19, quyết định 02/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ ngoài việc phải đáp ứng 10 biện pháp chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; còn phải đáp ứng điều kiện không phát hiện thêm ca mới sau khoảng thời gian 8 ngày theo quyết định (sửa đổi, bổ sung) của Thủ tướng.

Sau khi đảm bảo các yếu tố trên, sở y tế sẽ là đơn vị báo cáo chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B và C; đồng thời đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch với bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm công bố hết dịch với bệnh truyền nhiễm nhóm A khi nhận được đề nghị của chủ tịch UBND tỉnh, nơi xảy ra dịch. Công bố hết dịch với bệnh nhóm B, C khi các tỉnh đã công bố. Đồng thời, xem xét đề nghị Thủ tướng công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A đối với trường hợp Thủ tướng đã công bố dịch.

Như vậy có thể hiểu khi COVID-19 đã được chuyển sang dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, việc công bố hết dịch thuộc trách nhiệm của chủ tịch UBND tỉnh. Trong trường hợp cụ thể của TP.HCM thì chủ tịch UBND TP là người quyết định công bố. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm công bố hết dịch với bệnh COVID-19 khi TP.HCM đã công bố.

Việc này cũng đã được nêu trong thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các phiên họp gần đây. Cụ thể, Ban chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, công bố hết dịch trên địa bàn theo thẩm quyền trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

COVID-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc

Báo cáo của Sở Y tế cho biết người mắc bệnh đầu tiên ở Việt Nam được ghi nhận tại TP.HCM ngày 23-1-2020. Nước ta trải qua 2 giai đoạn chống dịch và 4 đợt bùng phát dịch, đã ghi nhận trên 11,6 triệu người mắc (hơn 99% số mắc được ghi nhận trong giai đoạn 2020 - 2022) và trên 43.000 người tử vong.

Riêng tại TP.HCM, đã ghi nhận trên 600.000 người mắc và trên 19.000 người tử vong. Đa số ca mắc tập trung trong giai đoạn từ cuối tháng 5-2021 đến tháng 12-2022.

Dịch COVID-19 hiện đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc khi số mắc, tử vong giảm sâu; số ca mắc trung bình tháng hiện nay khoảng 10.000 ca, giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với năm 2022. Tỉ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% xuống 0,11% (2022) và hiện còn 0,02%.

Biến thể EG.5 dù chưa xuất hiện, Sở Y tế TP.HCM cảnh báo không chủ quan với COVID-19

Biến thể EG.5 chưa xuất hiện trên địa bàn TP.HCM, trong khi lại là biến thể phổ biến tại các nước, Sở Y tế TP.HCM cảnh báo nguy cơ số ca mắc COVID-19 tại thành phố gia tăng trở lại, yêu cầu không được chủ quan.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar