21/05/2025 18:52 GMT+7

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

XUÂN MAI
và 1 tác giả khác

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

COVID-19 - Ảnh 1.

Người dân quận Gò Vấp (TP.HCM) xét nghiệm nhanh COVID-19 trong đêm hồi tháng 8-2021 - Ảnh: XUÂN MAI

Ngày 21-5, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu ký văn bản khẩn gửi đến các bệnh viện công lập và ngoài công lập, Trung tâm Cấp cứu 115 TP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC), trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức về việc chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP trong tình hình hiện nay.

Sở Y tế nhận định chủng Omicron XEC không phải là biến chủng mới xuất hiện (đã được phát hiện trên thế giới từ tháng 6-2024). Hiện chủng này đã có mặt khắp nơi trên thế giới, được WHO xếp vào nhóm nguy cơ thấp - biến chủng cần được theo dõi (VUM).

Tuy nhiên, trước các diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, Sở Y tế đề nghị HCDC (đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan) tổ chức giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trên địa bàn TP.

Đồng thời tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở y tế và tại cộng đồng. Tham mưu sở các hoạt động cần triển khai can thiệp, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

Tiếp tục thực hiện các hoạt động kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025. 

Đặc biệt tập trung bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao khi bị COVID-19 (cao tuổi, bệnh mãn tính…).

HCDC phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) chủ động lấy mẫu đại diện tại các ổ dịch, cơ sở y tế, nhất là các trường hợp mắc bệnh nặng để xét nghiệm xác định các biến thể và theo dõi sự lây lan dịch bệnh.

Sở cũng đề nghị HCDC hướng dẫn các đơn vị quản lý tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng; tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân.

Bảo đảm cung ứng đủ vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giám sát chủ động của TP. Dự trù kinh phí phòng chống dịch COVID-19 căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công và nội dung định mức theo quy định.

Với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ động rà soát và cập nhật lại kế hoạch thu dung, điều trị COVID-19 tại đơn vị. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 khi có chỉ định nhập viện.

Ngoài ra cần dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với các phương án thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 khi dịch bệnh có thể xảy ra diễn biến phức tạp.

Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện. 

Trường hợp tiếp nhận người bệnh COVID-19 nặng hoặc trường hợp bệnh nặng do biến chứng COVID-19, chủ động hội chẩn, chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị.

Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định. Tất cả các trường hợp mắc COVID-19 nhập viện cần được khai thác đầy đủ tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19, bệnh lý nền và các yếu tố nguy cơ khác.

Sở Y tế cũng đề nghị phòng y tế phối hợp với trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức tham mưu UBND quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn.

Song song đó, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các yếu tố nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về công tác giám sát, phát hiện, điều tra người mắc bệnh truyền nhiễm và thực hiện đầy đủ báo cáo và khai báo dịch bệnh truyền nhiễm.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar