26/05/2025 14:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Siết tài khoản cá nhân, tội phạm mạng chuyển sang tài khoản doanh nghiệp để lừa đảo

Ông Phạm Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, cho biết thời gian qua, khi buộc khách hàng cá nhân phải xác thực thông tin sinh trắc học thì tội phạm mạng đã chuyển qua tài khoản tổ chức để lừa đảo.

tội phạm mạng  - Ảnh 1.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tội phạm mạng chuyển tiền qua tài khoản doanh nghiệp để lừa đảo - Ảnh: HOÀNG GIÁP

Ngày 26-5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo về Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2025.

Trao đổi với báo chí về tình hình tội phạm công nghệ trong hoạt động thanh toán, ông Tuấn cho biết tội phạm mạng ngày càng gia tăng với diễn biến khó lường khi sử dụng cả trí tuệ nhân tạo, các công nghệ để ứng dụng vào các chiêu trò, lừa đảo.

Như thời gian qua, việc quy định siết thông tin sinh trắc học của tài khoản cá nhân thì các tổ chức tội phạm công nghệ cao đã chuyển qua tài khoản tổ chức để lừa đảo.

Để ngăn chặn tội phạm công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước đang sửa thông tư 17 về quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trong đó sẽ siết đối với tài khoản của tổ chức.

"Với tài khoản của tổ chức, chúng tôi sẽ yêu cầu người đại diện hợp pháp của tổ chức trực tiếp đến tổ chức tín dụng để mở tài khoản. 

Không chấp nhận bất kỳ hình thức nào như mở tài khoản qua thư, ủy quyền cho người mang hồ sơ đến để mở tài khoản.

Với việc sửa đổi lần này, yêu cầu đặt ra là phải thu thập thông tin sinh trắc học từ cá nhân đến tổ chức khi mở tài khoản phải đảm bảo tài khoản giao dịch chính chủ" - ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Tuấn cho biết thêm thông tư 17 đang quy định tất cả doanh nghiệp phải đối chiếu thông tin sinh trắc học của người đại diện pháp luật thì mới được giao dịch online. 

Nhưng trong dự thảo thông tư, Ngân hàng Nhà nước dự kiến đối tượng áp dụng chỉ là tổ chức mới thành lập trong 6 - 9 tháng và có quy mô hoạt động như các hộ kinh doanh.

Còn những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, tập đoàn, tổng công ty nhà nước… thì được miễn trừ. Bởi những người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về cá nhân nên chúng ta đảm bảo chính chủ của người đó trong sử dụng chính chủ tài khoản.

Mục tiêu của chính sách là để đảm bảo giao dịch online là chính chủ, nên không có lý do gì áp dụng chính sách cào bằng.

Theo quy định, từ ngày 1-7 tới, tổ chức phải thực hiện đối chiếu thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp mới được giao dịch online. Đến thời điểm hiện nay đã có trên 55% tài khoản tổ chức đã được đối chiếu thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp.

"Những tổ chức, doanh nghiệp nào chưa đối chiếu được thì sẽ giao dịch trực tiếp tại quầy. Như vây, chính sách không làm ách hoạt động thanh toán, hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp" - ông Tuấn nhấn mạnh.

Phá vụ án lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, lộ đường dây phức tạp cho thuê tài khoản

Đây là tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng bằng hình thức sử dụng công nghệ cao, giả danh người quen của bị hại nhắn tin mượn tiền chuyển tiền qua ngân hàng để chiếm đoạt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cuộc chiến với tội phạm hàng giả

40 tỉ đồng là tổng giá trị hàng hóa mà Công an TP.HCM đã thu giữ trong cao điểm đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại.

Cuộc chiến với tội phạm hàng giả

Thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp - khu kinh tế tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai vừa công bố quyết định của Thủ tướng về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp - khu kinh tế.

Thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp - khu kinh tế tỉnh Đồng Nai

Mỹ tăng phí visa thêm 250 USD, ngành du lịch toàn cầu phản đối dữ dội

Từ tháng 10-2025, Mỹ sẽ áp dụng phí visa tăng thêm 250 USD. Tuy nhiên động thái này vấp phải phản ứng dữ dội.

Mỹ tăng phí visa thêm 250 USD, ngành du lịch toàn cầu phản đối dữ dội

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, trạm y tế sẽ có chức năng giám sát, xử lý ngộ độc thực phẩm; thanh tra, kiểm tra và thẩm định về điều kiện an toàn thực phẩm...

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Xuất khẩu đi châu Âu gặp khó vì thiếu chứng nhận an toàn thực phẩm

Địa phương cho biết việc chưa có quy trình chuyển giao cụ thể nên chưa ký. Cứ đùn đẩy, hơn 20 ngày nay chưa xuất được, doanh nghiệp nộp hồ sơ phải chờ dù đã gửi kiến nghị lên các cấp.

Xuất khẩu đi châu Âu gặp khó vì thiếu chứng nhận an toàn thực phẩm

Quản lý thực phẩm trong 'siêu đô thị': Không ngoại lệ cho hàng nhà làm

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, TP.HCM có quy mô dân số và nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quản lý thực phẩm trong 'siêu đô thị': Không ngoại lệ cho hàng nhà làm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar