26/08/2019 09:01 GMT+7

Sau thương chiến là suy thoái?

TS LÊ HỒNG HIỆP  (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore)
TS LÊ HỒNG HIỆP (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore)

TTO - Những đòn tấn công ăn miếng trả miếng qua lại liên tiếp trong cuộc thương chiến giữa hai siêu cường Mỹ - Trung làm thế giới choáng váng, hoang mang.

Sau thương chiến là suy thoái? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ kích động chiến tranh thương mại - Ảnh: REUTERS

Câu hỏi đặt ra lúc này không phải là khi nào thì cuộc chiến sẽ ngừng lại, mà là bước leo thang tiếp theo giữa hai bên sẽ diễn ra lúc nào?

Khó có thể có được một câu trả lời cụ thể cho câu hỏi trên lúc này, nhưng dường như chắc chắn cuộc chiến giữa hai bên vẫn đang trong xu hướng leo thang chưa hồi kết. Trong khi Trung Quốc tiếp tục tỏ ra cứng rắn với hi vọng các hậu quả từ cuộc chiến sẽ khiến ông Trump nao núng, nhất là khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 đang đến gần, thì dường như chính quyền Trump đang coi việc kiềm chế Trung Quốc là một lựa chọn bắt buộc đối với lợi ích chiến lược của Mỹ.

Trong bối cảnh đó, việc đạt được một thỏa thuận thương mại song phương đang trở nên xa vời và những bước leo thang mới có lẽ chỉ là vấn đề thời gian.

Dư địa cho các đợt áp thuế bổ sung vẫn còn. Ví dụ, mức thuế 5-10% mà Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ áp cho 75 tỉ USD hàng hóa Mỹ vẫn còn thấp. Trung Quốc cũng có thể hạn chế xuất khẩu sang Mỹ một số mặt hàng chiến lược như đất hiếm. Về phía Mỹ, ngoài việc áp thuế bổ sung, Mỹ cũng có thể tiếp tục "tấn công" các công ty công nghệ cao của Trung Quốc bên cạnh Huawei.

Thậm chí, một số chuyên gia còn đề cập tới khả năng Mỹ sẽ sử dụng "đòn hạt nhân" là tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), qua đó cắt đứt Trung Quốc khỏi mạng lưới giao dịch tài chính thế giới.

Cho dù bước leo thang tiếp theo là gì0 thì hệ lụy cho toàn thế giới sẽ là không nhỏ. Trước mắt, khả năng cuộc chiến dẫn tới suy thoái toàn cầu đang ngày một hiển hiện khi không chỉ kinh tế Trung Quốc suy yếu, mà một loạt nền kinh tế lớn khác, trong đó có Đức và Nhật, đang bắt đầu xuống dốc.

Sau thương chiến là suy thoái? - Ảnh 2.

Chiến tranh thương mại được cho là nguyên nhân đẩy Mỹ xuống vị trí thứ 3 trong quan hệ thương mại với Trung Quốc nửa đầu năm 2019 - Ảnh: REUTERS

Dù Việt Nam được hưởng một số lợi ích từ sự chuyển hướng thương mại và đầu tư ra khỏi Trung Quốc, nhưng rủi ro đi kèm là không nhỏ. Nếu suy thoái kinh tế nổ ra, dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu sẽ co lại. Là một nền kinh tế mở phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, việc Việt Nam bị tác động mạnh là không thể tránh khỏi.

Để đề phòng rủi ro, Việt Nam cần phải tiếp tục các đổi mới trong nước nhằm giúp cho nền kinh tế hoạt động sáng tạo, hiệu quả, bền vững hơn, qua đó nâng cao sức đề kháng trước các cú sốc từ bên ngoài. Các giải pháp nhằm tăng cường sức mua của thị trường trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài cũng cần thiết. 

Cuối cùng, việc chuẩn bị dư địa cho các chính sách tiền tệ và tài khóa, nhất là khơi thông dòng chảy đầu tư công, để kích thích nền kinh tế cũng sẽ là những công cụ hữu ích giúp Chính phủ chống chọi với hệ lụy từ suy thoái kinh tế toàn cầu một khi nó nổ ra.

Thương chiến Mỹ - Trung không còn đường lùi?

TTO - Hôm thứ sáu (23-8), sau khi Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên áp bổ sung 5-10% thuế lên 75 tỉ USD hàng hóa Mỹ, Tổng thống Donald Trump phản ứng lập tức bằng cách tăng thuế đối với 550 tỉ USD hàng Trung Quốc, cao nhất lên đến 30%.

TS LÊ HỒNG HIỆP (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar