06/12/2023 11:53 GMT+7

Sau khi nghỉ hưu, Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ đi đâu?

Ở nơi xa nhất, sâu nhất của đại dương có một nghĩa địa được gọi là Point Nemo. Đó là nơi các vệ tinh và trạm vũ trụ của thế giới 'yên nghỉ'.

Trạm vũ trụ quốc tế sẽ ngừng hoạt động vào năm 2031 - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Trạm vũ trụ quốc tế sẽ ngừng hoạt động vào năm 2031 - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Nằm ở phía nam đảo Phục Sinh và phía bắc Nam Cực, Point Nemo còn được gọi là "nơi cô đơn nhất trên Trái đất", "cực không thể tiếp cận". Nó xa đến mức phải mất nhiều ngày vượt qua 2.700km đại dương để đến mảnh đất gần nhất.

Đại dương ở Point Nemo sâu hơn 4.000m. Tên của nó được đặt theo tên thuyền trưởng Nemo nổi tiếng trong tác phẩm kinh điển "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của đại văn hào Pháp Jules Verne.

Nghĩa địa vệ tinh và trạm vũ trụ

Kể từ những năm 1970, các chương trình không gian toàn cầu đã đưa gần 300 tàu vũ trụ ngừng hoạt động, bao gồm cả trạm vũ trụ và vệ tinh, xuống đại dương tại Point Nemo.

NASA gần đây thông báo Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), đã hoạt động trên quỹ đạo được 25 năm, sẽ chính thức ngừng hoạt động vào năm 2031, và "yên nghỉ" ở Point Nemo.

Đánh chìm tàu vũ trụ xuống đại dương có vẻ như là một bước đi cực đoan. Nhưng để nó lưu hành vĩnh viễn trong không gian cũng “không phải là một giải pháp”, Stijn Lemmens, nhà phân tích mảnh vỡ không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, nói với Trang Live Science.

Hiện có 40.000 vật thể do con người tạo ra đang quay quanh hành tinh của chúng ta, có kích thước từ 5cm đến những phi thuyền, trạm khổng lồ như ISS.

Lượng rác vũ trụ này càng dày đặc thì nguy cơ các mảnh riêng lẻ va chạm vào nhau càng lớn. Vì vậy, độ sâu xa xôi nhất của đại dương đã trở thành lựa chọn tốt nhất tiếp theo.

Để giảm thiểu nguy cơ tử vong và hủy diệt khi trạm vũ trụ hạ cánh, các chuyên gia "tìm kiếm khắp thế giới những nơi không có người sống, nơi không có ai bay và nơi không có thuyền. Point Nemo là một trong số đó", Lemmens nói.

Vùng đại dương chết

Tuy nhiên, việc đánh chìm những khối kim loại ở bất kỳ đâu dưới biển sâu có thực sự là một ý tưởng hay không? Thế còn sinh vật biển mong manh ở Thái Bình Dương thì sao?

Theo nghiên cứu, dòng hải lưu yếu trong khu vực và khoảng cách xa đất liền đã hạn chế các chất dinh dưỡng đến Point Nemo.

Điều này, kết hợp với tia UV cực mạnh, khiến nơi đây trở thành nơi đầy thách thức cho sự sống tồn tại và phát triển.

Các nghiên cứu đã tìm thấy sinh khối thấp đáng kinh ngạc trong khu vực và có rất ít đa dạng sinh học.

Tác giả nghiên cứu Bernhard Fuchs, từ Viện Vi sinh vật biển Max Planck, cho biết khi các nhà nghiên cứu lấy mẫu nồng độ bề mặt của vi khuẩn xung quanh Point Nemo vào năm 2019, họ đã tìm thấy “có lẽ là số lượng tế bào thấp nhất từng đo được ở các vùng nước bề mặt đại dương”.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được các hạt nhôm có khả năng là do tàu vũ trụ tan rã khi quay trở lại bầu khí quyển. Điều đó có nghĩa là chúng có khả năng gây ô nhiễm trước khi chạm tới độ sâu của Point Nemo.

Starlink mất 212 vệ tinh trong hai tháng

Theo dữ liệu theo dõi vệ tinh, số lượng vệ tinh Starlink bị đốt cháy gần đây đã tăng đột biến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar