11/07/2023 18:29 GMT+7

Vệ tinh Starlink rò rỉ bức xạ ảnh hưởng các đài thiên văn

Theo nghiên cứu mới, các thiết bị điện tử trên vệ tinh Starlink của SpaceX đang 'rò rỉ' các bức xạ tần số thấp, có thể ảnh hưởng đến thiên văn học.

Minh họa các bức xạ điện từ từ các vệ tinh Starlink - Ảnh: SHUTTERSTOCK 

Minh họa các bức xạ điện từ từ các vệ tinh Starlink - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Kỹ sư Federico Di Vruno của Đài quan sát thiên văn SKA ở Úc, Nam Phi và Liên minh Thiên văn quốc tế cho biết nghiên cứu này là nỗ lực mới nhất nhằm hiểu rõ hơn tác động bức xạ của các chòm vệ tinh đối với các đài thiên văn.

Hiện nay, các tần số vô tuyến giữa 10,7 và 12,7 gigahertz được các vệ tinh sử dụng cho đường liên lạc xuống Trái đất.

Nhưng các nhà khoa học cho rằng các vệ tinh có thể đang phát ra sóng vô tuyến không mong muốn bên ngoài dải tần đó. Đây là điều mà ông Di Vruno và các đồng nghiệp đã tìm cách điều tra.

Họ đã sử dụng ARray tần số thấp (LOFAR) ở châu Âu, một mạng bao gồm khoảng 20.000 ăng ten vô tuyến được phân bố khắp 52 địa điểm. Với độ nhạy này, họ đã quan sát được 68 vệ tinh Starlink và phát hiện ra hiện tượng rò rỉ bức xạ điện từ.

Nhà thiên văn học Cees Bassa của ASTRON, Viện Thiên văn vô tuyến Hà Lan, cho biết: “Với LOFAR, chúng tôi đã phát hiện ra bức xạ có tần số từ 110 đến 188 MHz từ 47 trong số 68 vệ tinh được quan sát.

Dải tần số này bao gồm một dải tần trong khoảng từ 150,05 đến 153 MHz đã được Liên minh Viễn thông quốc tế phân bổ cụ thể cho ngành vô tuyến thiên văn".

Ở trên Trái đất, Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với các thiết bị điện để kiểm soát nhiễu điện từ, nhưng những quy tắc đó không áp dụng trong không gian.

Các nhà nghiên cứu đã liên hệ với SpaceX. Công ty này đang tìm cách giảm thiểu hoặc loại bỏ sự rò rỉ không chủ ý này.

Nhà thiên văn học Michael Kramer thuộc Viện Thiên văn vô tuyến Max Planck và Astronomische Gesellschaft ở Đức, cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy cách phát triển công nghệ hiện nay có thể có những tác dụng phụ không lường trước được đối với thiên văn học”.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

"Rừng" vệ tinh trên quỹ đạo

Hiện tại, ước tính có khoảng 4.365 vệ tinh Internet nhỏ của SpaceX trên quỹ đạo Trái đất, cùng với hàng nghìn vệ tinh khác đã được lên kế hoạch phóng lên.

Và SpaceX không phải là công ty duy nhất. OneWeb có hơn 600 vệ tinh, trong khi Amazon có kế hoạch tung ra hàng nghìn vệ tinh khác bắt đầu từ năm 2024.

Trước đây, SpaceX đã tiếp nhận những ý kiến lo ngại về ô nhiễm ánh sáng nhìn thấy được và họ đã thiết kế những vệ tinh mới, mờ hơn.

SpaceX phóng thêm 52 vệ tinh Starlink

Các vệ tinh Starlink được trang bị tia laser không gian quang học, giúp phủ sóng Internet toàn cầu và tiếp cận người dân ở những nơi xa xôi nhất trên Trái đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar