01/03/2023 13:37 GMT+7

Hàng ngàn vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất, chuyện gì tiếp theo?

Chỉ 10 năm trước, có khoảng 1.000 vệ tinh đang hoạt động quay quanh Trái đất. Nhưng trong một thập kỷ nữa, sẽ có hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn vệ tinh mới tham gia vào quỹ đạo.

Hàng ngàn vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất, chuyện gì tiếp theo? - Ảnh 1.

Các vệ tinh cũ khiến không gian xung quanh Trái đất trở nên lộn xộn - Ảnh: ESA

Trong nhiều năm, các chuyên gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo quỹ đạo Trái đất đang trở nên quá đông đúc do có nhiều vệ tinh được phóng lên.

Ông Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, hằng tháng đều công bố bản "Báo cáo không gian".

Khi trang Space.com hỏi tình hình trên quỹ đạo sẽ như thế nào nếu các kế hoạch hiện có cho các siêu vệ tinh của SpaceX Starlink, OneWeb và Amazon Kuiper thành hiện thực, ông Jonathan McDowell ví von: "Nó sẽ giống như một đường cao tốc liên bang, vào giờ cao điểm trong cơn bão tuyết và mọi người lái xe quá nhanh".

Vệ tinh thao tác tránh va chạm

Ông Hugh Lewis, giáo sư về du hành vũ trụ tại Đại học Southampton ở Anh, nói vấn đề quản lý "giao thông" trong không gian đang trở nên phức tạp hơn nhiều so với trước đây.

Ông lấy Starlink của SpaceX làm ví dụ. Theo thông tin mà công ty thuộc sở hữu của tỉ phú Elon Musk gửi lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vào tháng 12-2022, hệ thống tránh va chạm của SpaceX đã thực hiện 26.037 thao tác tránh va chạm trên quỹ đạo với các vệ tinh Starlink của nó trong khoảng thời gian hai năm từ ngày 1-12-2020 đến ngày 30-11-2022.

Điều đó có nghĩa trong số gần 4.000 vệ tinh Starlink được phóng cho đến nay, mỗi vệ tinh trung bình có 12 thao tác tránh trong thời gian 2 năm đó.

Nhưng số lượng vệ tinh hiện tại của SpaceX chưa đến 10% so với những gì công ty dự định triển khai. Trong vòng 10 năm tới, số lượng vệ tinh Starlink trên quỹ đạo có thể tăng lên 42.000. 

Thêm vào đó là 4.000 vệ tinh mà OneWeb muốn phóng, 3.200 vệ tinh khác của Amazon và 13.000 vệ tinh thuộc hệ thống Guowang của Trung Quốc.

Rõ ràng là mọi thứ sẽ trở nên nóng hơn nhiều.

Mảnh vụn không gian, biết đâu mà tránh

Tuy nhiên, các vệ tinh hoạt động chỉ là một phần của vấn đề, trang Space.com cho biết.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu ước tính không gian gần Trái đất còn lộn xộn với khoảng 36.500 mảnh vụn không gian lớn hơn 10cm, khoảng 1 triệu vật thể có kích thước 1 - 10cm và 130 triệu mảnh nhỏ hơn 1cm.

Đặc biệt, số lượng vật thể nhỏ hơn sẽ tiếp tục tăng lên, khi các vật thể lớn va chạm với nhau ở tốc độ cực lớn, tạo ra các đám mây mảnh vỡ.

"Có bằng chứng rõ ràng số vụ va chạm nhỏ đã tăng lên đáng kể và hoàn toàn không có cảnh báo", ông McDowell nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia về mảnh vỡ lo ngại nhất về cuộc chạm trán giữa hai vật thể lớn không còn tồn tại - vệ tinh đã chết hoặc giai đoạn tên lửa đã qua sử dụng.

Có thể đưa bao nhiêu vệ tinh vào không gian một cách an toàn?

Câu trả lời này không đơn giản. Ông Lewis nói rằng vật thể càng ở quỹ đạo cao, càng dễ va chạm.

Ví dụ, quỹ đạo vệ tinh Starlink cách Trái đất 550km. Các vật thể ở độ cao này thường không còn lộn xộn trong không gian quá lâu, sau khi chúng ngừng hoạt động. Vì chúng sẽ bị bầu khí quyển đốt cháy khi ngưng hoạt động và rơi xuống.

Tuy nhiên, khả năng làm sạch tự nhiên này của quỹ đạo Trái đất giảm dần theo độ cao. Ở độ cao trên 1.000km, bầu khí quyển không tác động đến vật thể được.

Hầu hết các nhà khai thác vệ tinh đều cam kết đảm bảo tàu của họ có đủ nhiên liệu khi kết thúc nhiệm vụ, để hạ cánh xuống nơi bầu khí quyển của Trái đất, nơi có thể xử lý mọi việc. Nhưng khả năng trục trặc kỹ thuật vẫn khiến các chuyên gia lo lắng.

Chuyện gì tiếp theo?

Có phải ngành công nghiệp vũ trụ bị lóa mắt bởi sự tự tin của các doanh nhân vũ trụ?

Ông McDowell nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy các quy định giới hạn số lượng vệ tinh bạn có thể có ở mỗi độ cao quỹ đạo".

Chúng ta có thể bắt đầu thấy các hình phạt thực tế đối với các sự kiện gây ra mảnh vỡ.

Các chuyên gia cũng đang kêu gọi các cơ quan vũ trụ phát triển công nghệ để loại bỏ những mảnh vụn quỹ đạo nguy hiểm nhất.

Bất kể điều gì xảy ra, vũ trụ khó có thể duy trì hiện trạng này lâu dài.

Mỹ phê duyệt SpaceX triển khai lên đến 7.500 vệ tinh

TTO - Ngày 1-12, Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) thông báo phê duyệt giá thầu của hãng công nghệ vũ trụ SpaceX để triển khai lên đến 7.500 vệ tinh, nhưng tạm dừng một số quyết định khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar