21/05/2025 18:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

mây ngũ sắc - Ảnh 1.

Mây ngũ sắc kết hợp với các lớp mây mỏng xung quanh tạo hình thù ấn tượng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Khoảng 17h ngày 21-5, đám mây ngũ sắc khổng lồ xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Đây không phải lần đầu tiên mây ngũ sắc xuất hiện, nhưng lần này đám mây xuất hiện dưới hình lưỡi trai mà tỏa ra, kết hợp với các lớp mây mỏng tạo hình có phần mà theo nhiều người là giống đầu phượng hoàng.

Mặt trời bị che mờ sau đám mây, tạo cảm giác giống như mắt của chú "chim phượng hoàng" đặc biệt này.

Hiện tượng xuất hiện trong khoảng 15 phút và nhanh chóng chuyển sang màu vàng của hoàng hôn.

mây ngũ sắc - Ảnh 2.

Đám mây từ góc nhìn ở hồ An Bình (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Trước đó, cả thành phố Hà Nội đổ mưa lớn. Khu vực phía tây là nơi tạnh mưa sớm nhất. Trong khi các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm hửng nắng thì tại các quận nội thành vẫn mưa lớn.

Ngồi câu cá ở hồ An Bình (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), anh Minh Hải được chiêm ngưỡng trọn vẹn hoàng hôn với đám mây ngũ sắc kỳ thú.

"Mình từng thấy mây ngũ sắc nhiều lần, những lần trước phần mây ngũ sắc xuất hiện ở chóp trên cùng của các đám mây lớn. Nhưng lần này mây ngũ sắc tỏa ra khá rộng.

Ở góc nhìn của mình, đám mây khá giống đầu chim phượng hoàng, cũng có thể tưởng tượng giống đầu sư tử", anh Hải nói.

Theo các chuyên gia, mây ngũ sắc là hiện tượng tự nhiên không quá hiếm gặp. Thỉnh thoảng trong bầu khí quyển vẫn xảy ra hiện tượng này, khi các hạt mây hoặc các tinh thể băng có kích thước nhỏ cấu trúc riêng lẻ tán xạ ánh sáng.

Màu sắc trong mây lúc này không giống như hiện tượng cầu vồng (7 màu) theo dải phổ Mặt trời. Mây ngũ sắc màu có khi nhạt, có khi rất sặc sỡ.

Khác với cầu vồng, mây ngũ sắc xuất hiện ở phía tây, góc quan sát rộng hơn. Người xem đứng hướng về phía Mặt trời, tùy từng góc nhìn mà đám mây có những hình dạng khác nhau.

mây ngũ sắc - Ảnh 3.

Đám mây ngũ sắc với hình thù kỳ thú trên bầu trời Hà Nội chiều 21-5 - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội - Ảnh 4.

Nhìn gần đám mây, nhiều người cho rằng giống đầu của chim phượng hoàng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội - Ảnh 5.

Khoảnh khắc bầu trời Hà Nội chia thành hai nửa: phía tây hửng nắng, phía nam mưa ngập trời - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Mây ngũ sắc lại xuất hiện ở nơi tôn trí xá lợi Phật, núi Bà Đen

Trên đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh), mây ngũ sắc xuất hiện khiến nhiều người đi chiêm bái xá lợi Phật thích thú.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar