08/10/2021 22:50 GMT+7

Sau 2 lần hủy, lịch phóng mới của vệ tinh NanoDragon sẽ sau ngày 25-10

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, ngày 8-10, Cơ quan Nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật (JAXA) đã cập nhật về thời gian phóng tên lửa Epsilon 5 mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.

Sau 2 lần hủy, lịch phóng mới của vệ tinh NanoDragon sẽ sau ngày 25-10 - Ảnh 1.

Tên lửa Epsilon 5 tại bãi phóng thuộc Trung tâm vũ trụ Uchinoura (Nhật) - Ảnh: JAXA

Cụ thể, JAXA cho biết trong thời gian tới, điều kiện thời tiết không phù hợp để phóng tên lửa Epsilon 5.

Ngoài ra, do Epsilon 5 và tên lửa H-IIA 44 có sử dụng chung một số thiết bị phóng, JAXA quyết định lùi lại lịch khởi hành của Epsilon 5 đến sau khi phóng thành công H-IIA 44.

JAXA dự kiến phóng H-IIA 44 vào ngày 25-10, vì vậy thời gian Epsilon 5 mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào vũ trụ được JAXA ấn định sau thời điểm trên.

Trước đó, NanoDragon dự kiến sẽ lên quỹ đạo vào 7h51 sáng ngày 1-10 (giờ Việt Nam) từ bãi phóng Trung tâm vũ trụ Uchinoura ở tỉnh Kagoshima (Nhật).

Tuy nhiên trong 19 giây cuối cùng trước khi tên lửa Epsilon 5 rời bệ phóng, JAXA cho tạm dừng khẩn cấp để kiểm tra hệ thống và quyết định hủy buổi phóng do sự cố thiết bị điều khiển mặt đất.

Lịch phóng kế tiếp của Epsilon 5 được dời sang 7h51 sáng ngày 7-10 (giờ Việt Nam). Địa điểm diễn ra vẫn ở Trung tâm Uchinoura.

Lần này khoảng 25 phút trước giờ "G", JAXA thông báo không thể cho Epsilon 5 cất cánh với lý do sức gió không đảm bảo cho buổi phóng.

Sau 2 lần hủy, lịch phóng mới của vệ tinh NanoDragon sẽ sau ngày 25-10 - Ảnh 2.

Sơ đồ bố trí các vệ tinh Cubesat, trong đó có NanoDragon, trên tên lửa Epsilon 5 trong lần phóng này - Ảnh: JAXA

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cùng Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển.

Vệ tinh là sản phẩm của đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc chương trình "Khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020".

Quá trình thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các chuyên gia Việt Nam.

Vệ tinh dự kiến hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560km, được kỳ vọng sẽ có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) cho mục đích tránh bị va chạm hoặc kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển…

Mô phỏng quá trình phóng Epsilon 5 mang theo NanoDragon - Nguồn: JAXA

Lại hủy buổi phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

TTO - Tên lửa Epsilon 5 dự kiến sẽ lên quỹ đạo vào sáng nay 7-10, mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam. Tuy nhiên, buổi phóng đã phải hoãn một lần nữa, chỉ khoảng 19 giây trước khi phóng.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar