01/10/2021 08:46 GMT+7

Nhật Bản hoãn phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Theo dự kiến, tên lửa Epsilon 5 sẽ mang theo NanoDragon và 8 vệ tinh khác của Nhật lên quỹ đạo trong thời gian từ 9h48-9h59 (giờ Nhật), tương đương 7h48-7h59 (giờ Việt Nam) vào sáng nay 1-10.

JAXA thông báo sẽ hoãn buổi phóng vì lý do kỹ thuật - Nguồn: JAXA  

Tên lửa dự kiến sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (Nhật). Hàng chục ngàn người yêu thích khoa học vũ trụ Việt Nam và Nhật đã dõi theo buổi tường thuật trực tiếp của JAXA trên nhiều nền tảng.

Mọi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, tuy nhiên đến phần phóng tên lửa lại gặp sự cố và không thể diễn ra theo dự kiến. Buổi phát trực tiếp sau đó của JAXA cũng đã kết thúc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Lê Xuân Huy - phó giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - cho biết khoảng 1 phút trước khi phóng, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) quyết định tạm dừng để kiểm tra hệ thống.

Sau kiểm tra, cơ quan phóng đã quyết định tạm dừng sự kiện trong ngày 1-10. Nguyên nhân tạm dừng và lịch phóng tiếp theo JAXA sẽ ra thông báo sau.

Nhật Bản hoãn phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam - Ảnh 2.

NanoDragon trong ngày được bàn giao cho các chuyên gia tại JAXA chuẩn bị cho buổi phóng - Ảnh: H.A

NanoDragon là sản phẩm của đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020.

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat, lớp nano, nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5mm). Dự kiến vệ tinh sẽ hoạt động trên quỹ đạo ở độ cao khoảng 560km.

Nếu thành công, vệ tinh đánh dấu bước làm chủ về công nghệ vệ tinh khi toàn bộ quá trình thiết kế, gia công chế tạo, lắp ráp tích hợp và thử nghiệm đều diễn ra ở Việt Nam.

NanoDragon được kỳ vọng có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển…

Ngày 1-10, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam phóng tại Nhật Bản

TTO - Thời gian phóng dự kiến vào khoảng 9h48-9h59 ngày 1-10 giờ Nhật, tương đương 7h48-7h59 giờ Việt Nam. Địa điểm phóng là Trung tâm Vũ trụ Uchinoura.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar