21/05/2025 08:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động. Loại pin mới hứa hẹn mở ra tương lai cho thiết bị y tế cấy ghép.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng - Ảnh 1.

Loại pin mới có thể uốn cong, kéo giãn mà không giảm hiệu suất, đáp ứng yêu cầu của thiết bị y tế hiện đại - Ảnh: Thor Balkhed

Công trình do các nhà khoa học tại Trường đại học Linköping (Thụy Điển) công bố trên tạp chí Science Advances (Mỹ). Đây là loại pin đầu tiên trên thế giới vừa có khả năng tích trữ năng lượng tốt vừa có thể chịu được sự biến dạng mạnh, có thể uốn cong, kéo giãn, thậm chí in được bằng máy in 3D.

"Kết cấu của loại pin này giống như kem đánh răng. Nó có thể được in 3D thành bất kỳ hình dạng nào mà nhà thiết kế muốn, điều này mở ra tiềm năng rất lớn cho các thiết bị cá nhân hóa, gắn trên cơ thể người", nhà nghiên cứu Aiman Rahmanudin chia sẻ.

Loại pin này đặc biệt phù hợp cho các thiết bị y tế đeo trên người hoặc cấy bên trong cơ thể như máy trợ thính, máy tạo nhịp tim, cảm biến đường huyết hoặc bơm insulin. Những thiết bị này đòi hỏi nguồn điện nhỏ, linh hoạt và an toàn cho cơ thể.

Không giống như pin truyền thống thường cứng và cồng kềnh, pin mềm có thể co giãn đến 200% kích thước ban đầu mà vẫn hoạt động bình thường, đồng thời có thể sạc, xả được hơn 500 chu kỳ.

Pin được làm từ vật liệu hữu cơ gọi là lignin, một phế phẩm trong công nghiệp giấy, và các điện cực từ nano graphite cùng dây nano bạc, cho phép dẫn điện tốt mà vẫn giữ độ mềm mại.

Không chỉ thiết bị y tế, loại pin mới còn mở ra triển vọng cho robot mềm, loại robot có thể bắt chước chuyển động tự nhiên của sinh vật sống và quần áo thông minh, nơi các mạch điện tử tích hợp phải linh hoạt, nhẹ và dễ gắn liền với vải.

Theo nhóm nghiên cứu, loại pin mới hiện tạo ra điện áp khoảng 0,9 volt, chưa đủ để chạy hầu hết thiết bị điện tử thông thường vốn yêu cầu ít nhất 1,5 volt. Tuy nhiên, họ đang tiếp tục cải tiến để tăng điện áp và khả năng tích trữ năng lượng.

Chuyên gia kỹ thuật vật liệu Pragathi Darapaneni nhận định đây là bước ngoặt lớn trong thiết kế thiết bị điện tử: "Với loại pin mới này, thiết bị sẽ không còn bị giới hạn bởi hình khối cứng nhắc nữa. Nó có thể thiết kế theo bất kỳ hình dạng nào phù hợp với người dùng, một điều rất cần thiết trong công nghệ y sinh và chăm sóc sức khỏe".

Dù vậy, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng loại pin này cần được đánh giá kỹ về độ an toàn sinh học, tính không độc và khả năng tương thích với da người trước khi đưa vào ứng dụng rộng rãi.

Pin điện thoại mới có thể sạc 91% trong 10 phút

Pin điện thoại lithium-ion có thể sạc 80% trong 6 phút và đạt 91,2% sau 10 phút do một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát triển mở ra kỳ vọng rút ngắn thời gian sạc pin điện thoại xuống chỉ còn vài phút trong tương lai gần.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar