13/01/2022 06:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sao không nghe bác sĩ mà tự trị COVID-19 theo 'toa truyền miệng'?

LAN ANH - DƯƠNG LIỄU
LAN ANH - DƯƠNG LIỄU

TTO - Trong số 185.000 người mắc COVID-19 (F0) đang điều trị trên cả nước, có hơn 132.000 người đang điều trị tại nhà. Việc tự mua thuốc điều trị COVID-19 dùng tại nhà đang được ngành y tế cảnh báo mức cao.

Sao không nghe bác sĩ mà tự trị COVID-19 theo toa truyền miệng? - Ảnh 1.

Một ca F0 được đưa đến điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức - Ảnh: DUYÊN PHAN

Gia đình chị H.T.H. ở Nhân Chính, Thanh Xuân (Hà Nội) có người thân là F0 từ ngày 5-1. 

"Người thân của tôi đã cao tuổi nhưng quyết định không đi bệnh viện, vì vậy gia đình đã mua rất nhiều thuốc bổ trợ, có loại theo khuyến cáo của hiệu thuốc, có loại do người đã điều trị trước đó chia sẻ" - chị H. cho biết.

Uống nhiều thuốc cùng tác dụng một lúc

Chị T.H.T. (quận Hà Đông, Hà Nội) dương tính với COVID-19 cách đây 2 tuần, vừa khỏi bệnh vài ngày nay.

"Ngay sau khi biết mình mắc COVID-19, tôi đã nhờ người thân mua thuốc để đề phòng bệnh nặng. Những thuốc phổ biến như ho, sổ mũi, đau đầu, hạ sốt. Sau đó tôi gọi điện nhờ bác sĩ tư vấn online thì nhận được tư vấn không nên uống thuốc nếu chưa có triệu chứng".

Chị T. cho hay chỉ mua để đề phòng khi dùng đến. Nhưng một số loại mua liều cao nên không dùng được, phải đổi loại mua theo đơn mà bác sĩ hướng dẫn.

"Khi biết tôi bị mắc COVID-19 có người trong cùng tòa nhà mời tôi mua một số loại thuốc điều trị" - chị cho biết.

Anh T.V.H. (huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) vừa có kết quả dương tính ngày 10-1. Ngay khi biết mình bị COVID-19, anh H. đã rất hoang mang. 

"Tôi nghe mọi người giới thiệu mua thuốc phòng COVID của Nga với giá 4 triệu đồng/hộp. Thấy đắt nên tôi chưa mua mà gọi điện nhờ bác sĩ ở trạm y tế xã tư vấn thì bác sĩ nói không có loại nào như vậy. May tôi chưa mua chứ không lại tiền mất tật mang", anh H. nói.

Giống như chị T. và anh H., nhiều người dân khác khi phát hiện mình mắc COVID-19 đã mua rất nhiều các loại thuốc không cần thiết, thậm chí mua các loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng), hiện đang là tình nguyện viên hỗ trợ F0, cho biết mỗi ngày bác sĩ nhận 100-150 tin nhắn đề nghị hỗ trợ từ người F0 và gia đình, nhiều người trong số này mua rất nhiều loại thuốc.

"Thuốc kháng viêm corticoid (thường là methylprednisolon 16mg) rất rẻ và dễ mua, nhưng khi dùng thì phải rất cẩn thận, nhiều người dùng quá sớm và có thể làm bệnh nặng thêm, virus nhân lên nhiều hơn. Khoảng 20% các F0 gọi cho tôi có tình trạng này" - bác sĩ Hoàng cho hay.

Một số người F0 khác có đủ thuốc nhưng cách uống thuốc kiểu "truyền tai" nên rất nguy hiểm, ví dụ như uống 2 kháng sinh cùng thành phần, 2 kháng viêm cùng thành phần, do tên khác nhau nên uống cả 2 luôn, dùng mấy loại chống đông cùng lúc.

Cảnh báo khi dùng Molnupiravir

"Nhiều người không biết được thuốc kháng virus điều trị COVID-19, hiện có Molnupiravir và Favipiravir, cá biệt có người dùng luôn cả 2 loại, hoặc cùng Favipiravir nhưng là 2 biệt dược khác nhau và uống cả 2 rất nguy hiểm" - bác sĩ Hoàng nói.

Tại phiên họp gần nhất của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế, các thành viên hội đồng đã thống nhất và có thông báo không dùng thuốc Molnupiravir cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 18 tuổi do có tác dụng phụ, thuốc cũng ảnh hưởng đến tinh trùng của nam giới.

Theo thông báo này, Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 nhẹ đến trung bình cho người trưởng thành dương tính COVID-19, có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Về giới hạn sử dụng thuốc, hội đồng khuyến cáo Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Hội đồng cũng cho rằng dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo người F0 là phụ nữ nuôi con nhỏ cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Thuốc Molnupiravir ảnh hưởng đến trẻ em, nam giới

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Đối với nam giới, hội đồng khuyến cáo Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới sử dụng Molnupiravir nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, hội đồng cho rằng chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng, các cảnh báo, thận trọng của thuốc. Không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.

Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Hội đồng thuốc Bộ Y tế cảnh báo: Molnupiravir ảnh hưởng tinh trùng

TTO - Phiên họp gần nhất của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế có thông báo không dùng thuốc Molnupiravir cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 18 tuổi do có tác dụng phụ, thuốc cũng ảnh hưởng đến tinh trùng của nam giới.

LAN ANH - DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Mỹ phẩm bị thu hồi do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối: Không có dấu hiệu hình sự

Liên quan hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, đoàn thanh tra cho rằng không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính.

Mỹ phẩm bị thu hồi do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối: Không có dấu hiệu hình sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar