14/07/2019 17:30 GMT+7

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời

THU DUNG - NGUYỆT NHI
THU DUNG - NGUYỆT NHI

TTO - Sài Gòn trong mắt người dân và du khách không thể thiếu hình ảnh những chuyến phà đưa khách sang sông. Thành phố phát triển thì những cây cầu, đường hầm được xây, các chuyến phà, con đò sẽ lùi dần vào quá khứ.

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 1.

Phà Rạch Cát hoạt động trên kênh Đôi nối P.7 và P.15 (Q.8, TP.HCM) - Ảnh: NGUYỆT NHI

Một số bến phà dự kiến xây cầu ở TP.HCM - Video: THANH YẾN - QUANG ĐỊNH - T.T.D.

5h30 sáng đầu tháng 7, tại bến phà Doi Lầu, xung quanh là bạt ngàn sông nước, hơi mát phả vào mặt. Trên phà chỉ còn âm thanh động cơ, tiếng sóng nước đập vào thân phà. Hàng chục người lao động đi làm sớm bắt đầu chuyện trò râm ran. Hai chị em cô công nhân Kim Hà và Kim Ngọc đợi phà Doi Lầu từ Lý Nhơn, huyện Cần Giờ qua Nhà Bè đi làm việc ở Khu công nghiệp Long Hậu (Long An).

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 3.

Hai chị em Kim Hà và Kim Ngọc (phải) thường xuyên qua lại bến phà Doi Lầu (Lý Nhơn) đến nơi làm việc - Ảnh: NGUYỆT NHI

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 4.

Bến đò nhỏ Tân Tập - Lý Nhơn nay được thay bằng bến phà Cần Giuộc (Long An) - Cần Giờ (TP.HCM). Bến phà mới trên do tư nhân đầu tư khoảng 56 tỉ đồng - Ảnh: T.T.D.

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 5.
Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 6.

Phà Cát Lái nối Q.2, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Còn chị Nguyễn Thị Loan Anh cuối tuần vẫn thường dắt con đi đò An Sơn (Hóc Môn) sang Bình Dương thăm người thân, tâm sự: "Tuổi thơ gắn với sông nước miền Tây, từ khi lấy chồng về Sài Gòn, cuộc sống trở nên bộn bề, tất bật hơn. Chỉ khi đi đò, tôi mới cảm thấy hình ảnh làng quê ùa về, thật gần gũi".

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 7.

Cả nhà chị Ngô Thị Mỹ Hạnh (Q.7, TP.HCM) lên phà Phước Khánh rồi theo quốc lộ 51 để đi chơi biển Vũng Tàu vào dịp cuối tuần - Ảnh: NGUYỆT NHI

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 8.

Nhân viên phà Phú Định (Q.8, TP.HCM) phát áo phao cho người đi phà - Ảnh: THANH YẾN

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 9.

Anh Nguyễn Văn Chiến có hơn chục năm lái phà tại bến Phú Định (nối P.16 với P.7, Q.8, TP.HCM) - Ảnh: NGUYỆT NHI

Trên phà, xen lẫn âm thanh mời gọi của người bán hàng rong là những câu thăm hỏi nhau, hoặc những câu xã giao chớp nhoáng và cái chợp mắt ngắn ngủi khi chờ phà cập bến.

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 10.

Phà An Phú Đông kết nối giữa P.An Phú Đông, Q.12 và P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Đây là bến phà nằm gần đường cất, hạ cánh máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 11.

Bến đò Bến Gỗ nối P.Long Bình (Q.9, TP.HCM) với xã Long Hưng (Long Thành, Đồng Nai) - Ảnh: T.T.D.

Theo Sở GTVT TP.HCM, trên địa bàn hiện còn 2 bến phà lớn là Cát Lái, Bình Khánh. Ngoài ra, toàn TP.HCM còn 27 bến khách ngang sông (hay theo cách gọi dân dã là bến đò). Các bến tập trung tại các quận: 8, 9, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức; huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ. Trong quy hoạch tương lai về mạng lưới đường thủy và cảng bến TP.HCM, các bến đò, bến phà sẽ có nhiều cầu thay thế.

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 12.

Phà Cá Lăng nối xã Phú Hòa Đông (Củ Chi, TP.HCM) với xã Phú An (Bến Cát, Bình Dương) - Ảnh: THANH YẾN

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 13.

Bến đò Bình Mỹ nối giữa Củ Chi (TP.HCM) và TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) hoạt động từ 5h-21h - Ảnh: THANH YẾN

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 14.

Phà Phước Khánh từ Nhà Bè (TP.HCM) đi Nhơn Trạch (Đồng Nai). Phía xa là cầu Phước Khánh đang được xây dựng, thuộc dự án đường cao tốc Bắc Nam (đoạn Bến Lức - Cần Giờ - Long Thành) - Ảnh: T.T.D.

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 15.

Chuyến đò cuối chiều từ Gia Thuận (Gò Công Đông, Tiền Giang) về Lý Nhơn (Cần Giờ, TP.HCM). Vì ngoài giờ quy định, khách đi đò này phải bao nguyên chuyến giá 400.000 đồng - Ảnh: NGUYỆT NHI

Sài Gòn sông nước và những chuyến phà lênh đênh bao chuyện đời - Ảnh 16.

Trong lúc chờ xây cầu, phà Bình Khánh nối Nhà Bè với đường ra biển Cần Giờ (TP.HCM) phục vụ hành khách 24/24 giờ - Ảnh: T.T.D.

THU DUNG - NGUYỆT NHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar