22/03/2021 13:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Để mai mốt ghé trả cũng được

HÀ CẦM PHONG
HÀ CẦM PHONG

TTO - Uống vội ly cà phê, tôi trả tiền rồi toan đi. Chú chủ quán nhìn tờ tiền mệnh giá 500.000 tôi đưa, lắc đầu: "Trời đất! Tiền lớn thế, mới sáng ra, không đủ tiền thối lại chú ơi! Thôi, để mai mốt chú ghé trả cũng được!".

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Để mai mốt ghé trả cũng được - Ảnh 1.

Hàng rong ở Sài Gòn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vì công việc nên tôi bay vô Sài Gòn tựa cơm bữa. Có tháng, tôi sống ở thành phố này tới 20 ngày. Một lần, trước giờ vô họp hội nghị, tôi tranh thủ ghé vô một quán cà phê ở quận 1. Quán này nhỏ bé, mới mở cửa, tôi là người khách đầu tiên vô quán sớm.

Uống vội ly cà phê, tôi trả tiền rồi toan đi. Chú chủ quán nhìn tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng tôi đưa, lắc đầu: "Trời đất! Tiền lớn thế, mới sáng ra, không đủ tiền thối lại chú ơi! Thôi, để mai mốt chú ghé trả cũng được!".

Tôi bảo: "Mai cháu đi tỉnh rồi, không biết lúc nào ghé lại được. Chú cứ cầm, lát cháu ra lại lấy tiền thối". Chú chủ quán không cầm tiền, cười khà: "Chú là khách, ai lại cầm tiền của chú. Chú nhớ đến quán nhà tôi là được mà…".

Bữa tôi từ khách sạn xuống tiệm tạp hóa kế bên hông mua gói thuốc lá cũng vậy. Cũng để quên tiền trên phòng, nhưng bà chủ tiệm vẫn dúi gói thuốc vô tay tôi, vui vẻ: "Chú cứ cầm lấy mà xài, tiện lúc nào, mai mốt ghé trả tiền cũng được!".

"Sao người buôn bán hàng hóa ở Sài Gòn xởi lởi, tin người vậy ta? Ai cũng quên bóp không trả tiền thì chắc họ hết lời, có khi còn mất cả vốn nữa?!". Tôi thắc mắc với đứa cháu gái làm ở Tòa án thành phố. Nó cười: "Ông chưa hiểu người Sài Gòn đó thôi, họ trọng cái tình, chữ tín dữ lắm đó!".

Rồi nó kể: Một sáng nó dậy trễ, vội vàng ăn tô hủ tiếu ở xe đầu ngõ rồi đến cơ quan. Ăn xong, nó lục tìm giỏ xách mấy lần, rồi hoảng hốt: "Chết cha! Cháu quên bóp ở nhà rồi!".

Chú Ba chủ xe hủ tiếu nhìn nó, khoát tay: "Thôi, đi làm đi kẻo trễ giờ! Để mai mốt ghé trả tiền cũng được. Nhằm nhò gì!". Cô cháu gái tôi cảm ơn chú Ba, bẽn lẽn nổ máy xe lao đi.

Người bạn tôi còn kể lại chuyện mấy bà đi chợ. Qua xe bán trái cây lề đường, ghé mua mấy ký xoài, trái thơm về cho mấy đứa nhỏ. Lựa xong, cân kẹo đầy đủ, cho vô giỏ xách rồi, lúc lục bóp mới ngớ người ra vì thiếu nhiều tiền.

Mấy bà lúng túng định trả lại trái cây nhưng người bán hàng đã mau mắn: "Chị Hai cứ mang về cho gia đình xài đi, tiền nong không lúc này thì lúc khác. Mai mốt tiện ghé trả tôi cũng được", "Thôi, để mai mốt ghé trả cũng được!".

Câu nói đó tôi đã được nghe không ít lần trong thời gian tá túc ở cái thành phố sầm uất với biết bao con người từ khắp các địa phương đổ về đây làm ăn, sinh kế. Tôi thấy đây là một nét đẹp đặc biệt của thành phố này.

Dần dà tìm hiểu, tôi đã tự giải đáp cho mình nỗi băn khoăn đó. Kinh doanh tất nhiên phải có lời. Nhưng người Sài Gòn trọng cái tình, bao dung với mọi người, họ sẵn sàng mất chút tiền chứ không để mất đi một người khách, họ muốn ghi ấn tượng đẹp về sự tin tưởng, gần gũi, xởi lởi giữa khách với chủ hàng.

Một ông chủ quán cà phê nói với tôi rằng thành phố này có cả ngàn quán cà phê, ngàn quán nhậu, khách có quyền lựa chọn quán nào mà mình cảm thấy ưng ý nhất về thái độ phục vụ. Vì vậy, yếu tố vừa lòng khách, phục vụ chu đáo được họ đưa lên hàng đầu, sau mới đến lời lãi, lợi nhuận.

Rồi vị chủ quán bộc bạch: "Tui có thiếu vài chục triệu, trăm triệu, chứ mấy chục ngàn đồng đâu có làm mình giàu lên được đâu chú. Người ta nhỡ nhàng, mình có lúc cũng vầy, thông cảm cho người ta, mà họ có ghé hay không ghé lại trả tiền cũng đâu thành vấn đề. Miễn là khách vui là mình thành công rồi. Họ nhớ đến quán là tui đã hạnh phúc rồi!".

Thế đấy. Người Sài Gòn là vậy. Dù khách quen hay khách lạ, nhỡ nhàng quên tiền là họ lại vui vẻ "để mai mốt ghé trả cũng được", dù cái ngày "mai mốt" không được xác định là thời gian nào, có hay không.

Bạn tôi còn kể, có người quên bóp, mấy ngày sau ghé quán trả tiền, chủ quán còn nghĩ mãi không biết khách hàng đến quán mua lúc nào, quên trả tiền từ bao giờ nữa.

"Để mai mốt ghé trả cũng được" đúng là một nét đẹp đặc thù trong văn hóa kinh doanh, có lẽ chỉ có ở cái thành phố nghĩa tình này.

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Để mai mốt ghé trả cũng được - Ảnh 2.
Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Ở Sài Gòn, 'đá chống em ơi!'

TTO - Cái xứ này có nhiều thứ làm cho con người ta không thương khi còn cắm rễ sở tại, nhưng lại gieo luyến tiếc khôn nguôi cho những ai đã từng nghĩ mình ghét nó mà bỏ đi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar