21/03/2021 14:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: 'Vụ án con gà' và má Năm Sài Gòn

THANH BÌNH
THANH BÌNH

TTO - Tôi thấm thía hai chữ "bao dung" của người Sài Gòn từ má Năm qua "vụ án" con gà. Đó là năm 1989, tôi khăn gói từ Bình Định vào TP.HCM bắt đầu chinh phục giấc mơ đại học.

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Vụ án con gà và má Năm Sài Gòn - Ảnh 1.

Tác giả bài viết tại cơ sở 3 Trường đại học Tổng hợp TP.HCM (nay là Đại học KHXH&NV) - Ảnh chụp tháng 4-1990

Năm thứ nhất, sinh viên một số khoa của Trường đại học Tổng hợp TP.HCM chúng tôi được ở ký túc xá tại cơ sở 3 thuộc TP Thủ Đức hiện nay. Chiều hôm ấy, đang chơi bóng chuyền thì trời mưa lớn, chúng tôi vào hành lang ký túc xá chờ mưa ngớt. Tôi nhìn thấy một con gà mái khá "đẹp gái" cũng đang nép mình trong góc. Chợt nảy ra ý định nghịch ngợm, tôi rủ các bạn cùng phòng vây bắt.

Nồi cháo gà đáng nhớ

Phòng chúng tôi 6 người hình thành hai luồng ý kiến tranh luận nên "trả tự do" cho con gà hay giữ lại. Thế rồi tất cả đã đi đến quyết định sai lầm mà đến bây giờ vẫn ân hận: nấu cháo gà. Con gà đáng thương đã nhanh chóng bị cho vào nồi. Cũng có người thương cảm cho phận gà tội nghiệp nhưng rồi đều tặc lưỡi "nào biết gà của ai".

Khi chúng tôi đang thưởng thức món cháo gà, bỗng một bác gái tìm đến tận phòng. Vẻ mặt rất lo lắng nhưng không hề căng thẳng, bác hỏi chúng tôi rất nhẹ nhàng, thì ra bác đi tìm con gà mái bởi thường ngày vào giờ này nó đã lên chuồng. Cả phòng chúng tôi im bặt. Chuyện bắt trộm gà rất nhiều người biết nên việc tìm ra "thủ phạm" không hề khó.

Bác nhìn vào nồi cháo và hiểu ra tất cả, song bác vẫn không nói gì, chỉ bật khóc. Chúng tôi chưa kịp nhận lỗi thì bác đã ra về.

Đến lượt cả phòng tôi tìm gặp bác. Vừa bước vào nhìn ngôi nhà của bác, chúng tôi đã muốn rơi nước mắt.

Gọi là nhà chứ thực ra vách và mái đều toàn bằng lá. Cửa nhà bác không cần khóa vì chẳng có gì để lo mất trộm, duy có chuồng gà được làm khá kiên cố, đủ thấy rằng với bác con gà quý như thế nào. Chồng mất sớm, hằng ngày bác đi bán vé số dạo, con trai bác thì ai thuê gì làm nấy.

Con gà mái đang đẻ trứng đều đặn vừa bị chúng tôi bắt trộm chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cô con dâu sắp vượt cạn của bác.

Bài học làm người

Tiếc con gà đứt ruột nhưng bác không hề trách mắng chúng tôi. Bác thấy anh em tôi biết nhận lỗi nên vui lòng bỏ qua. Bác ôn tồn hỏi thăm quê quán, hoàn cảnh gia đình của từng người để cùng quên đi chuyện hôm ấy. Bác dặn chúng tôi rằng con trai bác không được học hành đến nơi đến chốn là điều rất thiệt thòi, anh em tôi may mắn hơn nên hãy cố gắng học tốt, sống tốt.

Một người phụ nữ bình dị nhưng giàu lòng vị tha cùng những lời căn dặn mộc mạc, chân chất như cuộc đời của bác đã khiến chúng tôi xúc động và khâm phục. Tất cả hứa với bác sẽ luôn xứng đáng với lòng khoan dung và tình cảm của bác.

Kể từ đó chúng tôi thường xuyên đến thăm gia đình bác. Có lần tôi hỏi: "Sao hôm ấy bác không giận dữ khi biết tụi con bắt trộm gà?". Bác cười đôn hậu và hóm hỉnh: "Nhờ bác không giận nên mới có thêm sáu đứa con trai".

Tôi không bỏ lỡ cơ hội: "Trước giờ tụi con gọi là bác Năm. Vậy từ nay con xin gọi là má Năm nha!". Thế là chúng tôi có thêm một người mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học dù công tác ở những cơ quan khác nhau, chúng tôi vẫn đều đặn đến thăm má.

Tôi còn học được ở má Năm tình người sẻ chia. Má nghèo nhất xóm nhưng không chịu nhận mình nghèo. Hôm nào bán được nhiều vé số má đều mua bánh chiên tặng trẻ em gần nhà. 

Có chị nằm viện cả tuần mà gia đình neo người, má tranh thủ về sớm hơn mọi ngày để vào bệnh viện suốt đêm chăm sóc chị. Trong tâm trí chúng tôi, má Năm hội tụ đầy đủ phẩm chất của người mẹ Việt Nam và cũng là vị "bồ tát" sống.

Lá vàng, lá khô rồi lá rụng. Ngày má Năm về trời, cả sáu anh em chúng tôi túc trực tại đám tang như người ruột thịt. Hằng năm vào ngày giỗ má, chúng tôi đều thắp nhang tưởng nhớ. Má không sinh ra chúng tôi nhưng cũng là mẹ hiền dạy chúng tôi nên người. Lời má dặn "đói cho sạch, rách cho thơm" tôi không bao giờ quên.

Ấn tượng tốt đẹp của tôi về má Năm chính là những bài học nhân cách ngoài giảng đường. Má dạy tôi biết giữ mình trong sạch, tránh được những cám dỗ vật chất đời thường. Tôi - "kẻ chủ mưu" vụ bắt trộm gà gần 32 năm trước - giờ đây đã có thể tự hào khi được là con của má Năm Sài Gòn.

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Vụ án con gà và má Năm Sài Gòn - Ảnh 2.
Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Tô cháo huyết

TTO - Sài Gòn những năm 90 đối với bọn trẻ chúng tôi là một cái gì đó xa lạ, đầy quyến rũ. Tôi vẫn thường ngước nhìn những đoàn tàu Thống Nhất Bắc Nam chạy ngang sau lưng nhà với ước mơ cháy bỏng tới lúc nào có tiền sẽ vào Sài Gòn chơi một chuyến...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar