25/03/2025 08:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rửa rau sao cho sạch, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Rau, củ, quả là những thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được rửa sạch đúng cách, chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây độc thực phẩm.

Rửa rau sao cho sạch, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Ngoài việc chọn mua rau đảm bảo chất lượng, quá trình sơ chế, rửa rau cũng rất quan trọng - Ảnh minh họa

Công việc rửa rau không đơn giản chỉ là xả qua nước mà cần có những phương pháp để đạt hiệu quả làm sạch cao nhất.

Vì sao cần rửa sạch rau?

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), việc rửa rau sạch trước khi sử dụng hoặc chế biến là một bước quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho món ăn.

Thực phẩm, đặc biệt là rau quả thường tiếp xúc với nhiều yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn từ đất đai, hoặc các hóa chất bảo quản và thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt và vận chuyển.

Những tác nhân này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của rau mà còn tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe nếu không chủ động rửa sạch trước khi ăn hoặc chế biến.

Việc rửa rau sạch giúp loại bỏ hiệu quả các tác nhân ô nhiễm này, giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi khuẩn và các bệnh do thực phẩm.

Ngoài ra, quá trình này cũng giúp bảo vệ và duy trì lượng dinh dưỡng trong rau quả, từ các vitamin và khoáng chất như vitamin C, beta-carotene đến các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali và magie...

Trước khi rửa rau cần chọn rau tươi, không bị giập nát, thối hỏng. Loại bỏ lá úa, héo, rễ bẩn hoặc phần không ăn được. Rửa tay sạch trước khi sơ chế và rửa rau. Dùng nước sạch để rửa, tránh dùng nước ao, hồ dễ nhiễm khuẩn. Các bước rửa rau đúng cách gồm:

Bước 1: Rửa sơ bằng nước sạch để loại bỏ đất cát, bụi bẩn bám trên rau.

Bước 2: Ngâm rau trong nước sạch hoặc nước muối loãng (0,9%) từ 5 - 10 phút để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và hóa chất. Có thể thay thế nước muối bằng nước vo gạo hoặc dung dịch rửa rau an toàn.

Bước 3: Rửa lại nhiều lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đối với rau lá, nên rửa từng lá để làm sạch hiệu quả.

Bước 4: Vớt rau ra để ráo nước hoặc dùng máy quay rau để làm khô trước khi chế biến.

Lưu ý không ngâm rau quá lâu vì có thể làm mất chất dinh dưỡng. Không dùng thuốc tím hoặc hóa chất không rõ nguồn gốc để rửa rau. Với rau ăn sống, nên rửa kỹ hơn và có thể ngâm với nước sục ozone nếu có điều kiện. Dùng rau ngay sau khi rửa để tránh bị nhiễm khuẩn lại.

Rửa rau sao cho sạch, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Tùy từng loại rau ăn lá, ăn củ, quả hay ăn hoa, bạn nên có cách rửa riêng - Ảnh minh họa

Hướng dẫn rửa từng loại rau sạch, hiệu quả

Rau ăn lá và rau gia vị (rau xanh, rau sống, rau cải, hành, mùi...): Cần nhặt sạch loại bỏ lá úa, ngâm rau trong nước lạnh khoảng 10 phút. Sau đó rửa lá rau thật kỹ dưới vòi nước chảy. Ngâm rau với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại rau sạch một lần nữa trước khi sử dụng.

Rau ăn quả (cà chua, dưa chuột...): Rửa sạch quả sau đó để ráo và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 - 3 ngày trước khi sử dụng. Lưu ý: không nên ngâm trong nước muối trước khi bảo quản để tránh tình trạng rau quả ẩm ướt dễ bị hư.

Nếu cần sử dụng ngay, có thể ngâm rau trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch dưới vòi nước.

Rau ăn củ (khoai lang, cà rốt...) thường được phát triển dưới đất, vì vậy rất an toàn. Cần rửa sạch rau ăn củ dưới vòi nước để loại bỏ bùn đất. Gọt vỏ và rửa lại một lần nữa trước khi chế biến.

Rau ăn hoa (bông cải xanh, bông cải trắng): Cần ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Những lỗi thường gặp khi rửa rau

Ngâm rau lâu để làm sạch hơn: Nhiều người có thói quen ngâm rau trong nước lâu để chắc chắn là đã làm sạch hết bụi bẩn và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, việc ngâm quá lâu có thể làm mất đi dưỡng chất của rau và còn làm rau hấp thu nước, khiến nó mất đi độ giòn và tươi ngon ban đầu.

Sử dụng thuốc tẩy: Nhiều người nghĩ rằng sử dụng thuốc tẩy là cách hiệu quả để làm sạch rau. Tuy nhiên, thuốc tẩy có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc do chất hóa học có thể thấm vào bên trong rau và hoa quả.

Rửa qua nhiều bước: Việc rửa quá nhiều bước với nhiều chất khác nhau như baking soda, nước muối, dầu gạo… có thể làm giảm chất dinh dưỡng của rau mà không tăng hiệu quả làm sạch.

Không cần rửa rau hữu cơ: Dù không có chất hóa học bảo vệ thực vật, rau hữu cơ vẫn có thể chứa vi khuẩn, bụi bẩn và cần được rửa sạch trước khi ăn.

Rửa bằng nước nóng: Việc này không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà còn có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của rau và hoa quả.

Chỉ rửa trên bề mặt: Nhiều người chỉ tập trung rửa rau và hoa quả trên bề mặt bên ngoài mà quên rằng các vi khuẩn và các chất hóa học có thể thấm vào bên trong qua các khe nứt.

Không rửa kỹ vùng rễ: Khi rửa rau và hoa quả, nhiều người chỉ tập trung vào phần thân lá mà quên rằng vùng rễ của rau củ cũng cần được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và mầm bệnh.

Kẹo rau củ Kera có thành phần chất tạo ngọt nhưng không ghi trên nhãn dán

Theo thông tin từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), hiện đã có kết quả kiểm nghiệm kẹo rau củ Kera. Kết quả đã được chuyển đến Cục An toàn thực phẩm.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Kết hôn năm 2020, cặp vợ chồng dân tộc Tày ấp ủ mái ấm nhỏ với tiếng cười trẻ thơ. Thế nhưng chờ đợi mãi không có tin vui. Tại bệnh viện, người vợ được chẩn đoán ứ dịch vòi trứng, còn chồng tinh trùng yếu.

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Ngày 1-7 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam.

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Vì sao các cơ sở thẩm mỹ 'chui' vẫn ngang nhiên tồn tại, không quảng cáo rầm rộ mà vẫn có khách tìm đến?

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Trong thời gian không có máy PET/CT chụp cho bệnh nhân, các bác sĩ cho biết có thể chuyển sang phương pháp khác như chụp MRI, CT.

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

Nọc bò cạp xanh sẽ được điều chế thành thuốc điều trị ung thư thông qua hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở

WHO khẳng định mọi giả thuyết về nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2, như lây truyền từ động vật hay rò rỉ phòng thí nghiệm, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu vì thiếu thông tin cần thiết.

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar