28/06/2025 16:56 GMT+7

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Kết hôn năm 2020, cặp vợ chồng dân tộc Tày ấp ủ mái ấm nhỏ với tiếng cười trẻ thơ. Thế nhưng chờ đợi mãi không có tin vui. Tại bệnh viện, người vợ được chẩn đoán ứ dịch vòi trứng, còn chồng tinh trùng yếu.

hiếm muộn - Ảnh 1.

Hai vợ chồng chị Mới chia sẻ hành trình tìm con của mình trong buổi lễ - Ảnh: T.L

Trong buổi lễ trao quyết định hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh trong ống nghiệm cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chị Nguyễn Thị Mới (30 tuổi, dân tộc Tày, ngụ ở Hà Giang) không nghĩ rằng mình có thể chạm được giấc mơ làm mẹ khi cả hai vợ chồng đều hiếm muộn, kinh tế khó khăn.

Chị Mới chia sẻ hai vợ chồng kết hôn năm 2020, thế nhưng sau hai năm, mãi chưa có tin vui. Lo lắng, họ đi khám và phát hiện chị Mới bị ứ dịch vòi trứng, anh Xuân Anh tinh trùng yếu. Chỉ có thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mới giúp họ thực hiện giấc mơ làm cha mẹ.

Thế nhưng chi phí khổng lồ khiến cặp đôi công nhân ở vùng cao này không biết bấu víu vào đâu. Là công nhân, đồng lương hạn hẹp, họ chẳng thể kham nổi chi phí IVF.

"Hai vợ chồng chỉ còn biết trông vào mấy thang thuốc dân gian, nhưng bao lần hy vọng đều thất vọng", chị Mới chia sẻ. Cơ hội thực sự đến khi họ biết đến "Tuần lễ vàng" của bệnh viện. Sau khi nộp hồ sơ xét duyệt, gia đình chị may mắn được nhận gói hỗ trợ IVF miễn phí.

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng, phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, trực tiếp thăm khám và phát hiện chị Mới, cho hay ứ dịch tử cung khiến các cặp vợ chồng không thể có thai tự nhiên. 

Nguyên nhân là do vòi trứng là nơi trứng và tinh trùng gặp nhau. Khi vòi trứng có dịch thì trứng và tinh trùng không thể gặp nhau và không thể thụ tinh.

Tuy nhiên, trường hợp của chị Mới có polyp buồng tử cung, cùng với tiền sử ứ dịch vòi trứng nên cần phẫu thuật cắt polyp và kẹp vòi tử cung để đảm bảo điều kiện tối ưu cho việc chuyển phôi.

Sau thời gian hồi phục, đến lần chuyển phôi thứ hai vào tháng 11-2023, chị Mới đã mang thai thành công. Hành trình mang thai suôn sẻ, giờ đây hai vợ chồng đã hạnh phúc trọn vẹn cùng con yêu.

Chị Mới chia sẻ với nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn, chi phí cho điều trị, thụ tinh trong ống nghiệm là giấc mơ xa vời. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là họ từ bỏ giấc mơ làm cha mẹ. "Với y học hiện đại, cặp vợ chồng nào cũng có thể đón con yêu", chị Mới nhắn nhủ.

ThS.BS Lê Thị Thu Hiền, giám đốc chuyên môn bệnh viện, chia sẻ những gói IVF miễn phí không chỉ là hỗ trợ tài chính, mà còn là thông điệp yêu thương, đồng hành và sẻ chia cùng người bệnh.

"Hành trình tìm con không chỉ vất vả về mặt y học, mà còn thử thách cả về tâm lý, tài chính. Chúng tôi mong muốn mang đến một chỗ dựa để các gia đình không bỏ cuộc", bác sĩ Hiền nói.

Phụ nữ hiếm muộn vượt qua đắng cay để làm mẹ

Chương trình chia sẻ "Điều kỳ diệu của Ba Mẹ" do Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức nhận được hơn 500 bài chia sẻ hành trình vượt qua đắng cay để chạm đến hạnh phúc làm mẹ của những người phụ nữ hiếm muộn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Ngày 1-7 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam.

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Vì sao các cơ sở thẩm mỹ 'chui' vẫn ngang nhiên tồn tại, không quảng cáo rầm rộ mà vẫn có khách tìm đến?

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Trong thời gian không có máy PET/CT chụp cho bệnh nhân, các bác sĩ cho biết có thể chuyển sang phương pháp khác như chụp MRI, CT.

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

Nọc bò cạp xanh sẽ được điều chế thành thuốc điều trị ung thư thông qua hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở

WHO khẳng định mọi giả thuyết về nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2, như lây truyền từ động vật hay rò rỉ phòng thí nghiệm, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu vì thiếu thông tin cần thiết.

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar