19/08/2024 14:32 GMT+7

Cách rửa trái cây và rau củ để loại bỏ thuốc trừ sâu

Bạn có từng ăn dâu tây trực tiếp từ hộp mà không rửa? Trái cây và rau củ thường được phun thuốc trừ sâu để xua đuổi sâu bệnh trong quá trình trồng trọt. Những hóa chất này cũng không an toàn cho con người tiêu thụ.

Rửa trái cây và rau củ cách nào để loại bỏ thuốc trừ sâu? - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả việc rửa kỹ bằng nước cũng không đủ để loại bỏ hết thuốc trừ sâu - Ảnh: Getty

Mặc dù bạn có thể rửa trái cây và rau củ trong rổ trước khi ăn, nhưng nghiên cứu mới cho thấy ngay cả việc rửa kỹ bằng nước cũng không đủ để loại bỏ hết thuốc trừ sâu.

Thuốc trừ sâu không dễ rửa sạch chỉ bằng nước

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nano Letters của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, các chuyên gia phát hiện ra rằng việc rửa trái cây và rau củ trong bồn rửa không thể loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu vì chúng có thể thấm qua lớp vỏ vào phần thịt bên trong.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải sống với những quả táo và cam ngập trong thuốc trừ sâu. Các nhà nghiên cứu khuyên nên tránh ăn vỏ.

"Nghiên cứu này không nhằm tạo ra sự lo lắng không cần thiết, mà cho thấy rằng việc gọt vỏ có thể loại bỏ gần như toàn bộ dư lượng thuốc trừ sâu, so với phương pháp thường được khuyến cáo là rửa", đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Dongdong Ye, cho biết.

Theo tiến sĩ Bryan Quoc Le, nhà khoa học thực phẩm và tác giả của quyển "150 Food Science Questions Answered" (tạm dịch: Trả lời 150 câu hỏi về khoa học thực phẩm), thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ của sản phẩm là chất tan trong chất béo, có nghĩa là chúng không dễ loại bỏ.

Nhiều cách giúp loại bỏ hiệu quả thuốc trừ sâu

"Trong hầu hết các hoạt động sản xuất thương mại, rau củ và trái cây đã được rửa hoặc xả trước khi phân phối và bán. 

Tuy nhiên, các phương pháp hiệu quả để loại bỏ phần lớn thuốc trừ sâu bao gồm gọt vỏ, rửa bằng các dung dịch hóa học và chần qua nước sôi", tiến sĩ Le nói. "Các phương pháp tiềm năng khác để giảm mức độ thuốc trừ sâu là ngâm chua và lên men, vì vi sinh vật và axit giúp phân hủy thuốc trừ sâu thành các phân tử vô hại theo thời gian".

Nếu bạn không định gọt vỏ trái cây và rau quả, ông gợi ý ngâm sản phẩm trong dung dịch muối, dung dịch baking soda hoặc dung dịch giấm. "Cách này sẽ giúp loại bỏ nhiều loại thuốc trừ sâu có trong sản phẩm".

Mặc dù nghiên cứu gần đây đã nâng cao nhận thức về thuốc trừ sâu trong các sản phẩm rau củ và trái cây, nhưng thực ra thông tin này không mới.

"Vấn đề này đã được biết đến từ khá lâu trong các tài liệu nghiên cứu, vì các lớp sáp của sản phẩm giữ lại thuốc trừ sâu và rất khó loại bỏ chỉ bằng nước", ông nói. "Cần các chất khác để loại bỏ hiệu quả các lớp sáp. Tuy nhiên, gọt vỏ vẫn là cách hiệu quả nhất để loại bỏ một lượng lớn thuốc trừ sâu".

Mặc dù bạn sẽ không gặp nguy hiểm ngay lập tức chỉ vì ăn một quả việt quất chưa rửa, nhưng việc tiêu thụ thuốc trừ sâu trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư và gây ra dị tật bẩm sinh, các vấn đề về sinh sản, bệnh thoái hóa thần kinh và bệnh hệ miễn dịch, theo tiến sĩ Le.

Nghị viện châu Âu đề xuất cắt giảm 1/2 lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên toàn EU

Ngày 24/10, Ủy ban môi trường thuộc Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua việc cắt giảm 1/2 lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên toàn khối.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar