27/07/2025 12:57 GMT+7

Đường huyết thay đổi ra sao khi uống cà phê mỗi ngày?

Cà phê có thể khiến đường huyết tăng hoặc giảm. Tác động này phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất, liệu bạn có uống cà phê cùng với thức ăn hay không, và lượng caffeine tiêu thụ.

cà phê - Ảnh 1.

Việc uống cà phê có thể dẫn đến các đợt tăng đột biến lượng đường trong máu và thay đổi phản ứng insulin - Ảnh: FREEPIK

Theo Verywell Health, việc uống cà phê có thể dẫn đến các đợt tăng đột biến lượng đường trong máu và thay đổi phản ứng insulin, đặc biệt ở những người bị kháng insulin, tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2.

Caffeine có khả năng là nguyên nhân gây ra tác động này, kích thích giải phóng các hormone căng thẳng như adrenaline, có thể cản trở quá trình sản xuất insulin. 

Caffeine cũng gửi tín hiệu để gan giải phóng glucose dự trữ, khiến các tế bào khó hấp thụ lượng glucose dư thừa từ máu.

Hãy lưu ý xem bạn thường uống cà phê khi bụng đói hay no. "Tốc độ hấp thụ caffeine sẽ nhanh hơn khi bụng đói", theo tiến sĩ, thạc sĩ Candace Pumper, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học Bang Ohio (Mỹ).

Bà nói thêm việc hấp thụ nhanh có thể dẫn đến các đợt tăng đường huyết rõ rệt hơn, đặc biệt nếu cà phê được pha thêm nhiều đường hoặc kem pha ngọt. Tuy nhiên, những tác động này thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

"Các nghiên cứu dài hạn nhìn chung cho thấy mối liên hệ nghịch đảo mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ cà phê nhiều hơn và nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 thấp hơn", theo phó giáo sư, tiến sĩ Andrew Odegaard, chuyên gia về chế độ ăn, dinh dưỡng và bệnh tiểu đường tuýp 2 tại Trường Dân số và Sức khỏe cộng đồng Joe C. Wen, Đại học California Irvine (Mỹ).

Nói cách khác uống nhiều cà phê có xu hướng liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn. Điều này có thể là do cà phê chứa các hợp chất khác có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp cân bằng lại những mặt tiêu cực của caffeine theo thời gian.

Nhìn chung thói quen uống cà phê mỗi ngày không nhất thiết là điều xấu đối với đường huyết, nhưng cách và thời điểm bạn uống lại rất quan trọng. 

Trong khi caffeine có thể gây ra các đợt tăng đường huyết đột ngột, đặc biệt khi uống lúc bụng đói hoặc ở người kháng insulin, thì tác động lâu dài của cà phê có thể hỗ trợ kiểm soát glucose tốt hơn.

Cách tránh tăng đường huyết khi uống cà phê

Nếu bạn lo ngại tăng đường huyết nhưng không muốn từ bỏ cà phê, có những cách uống khoa học hơn được nghiên cứu chứng minh:

- Uống cà phê cùng hoặc sau bữa ăn: Kết hợp cà phê với bữa ăn hoặc bữa nhẹ để làm chậm tốc độ hấp thụ caffeine và giảm thiểu tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

- Chọn các loại không đường hoặc có vị ngọt tự nhiên: Dùng các chất thay thế đường tự nhiên thay vì đường hoặc sirô có hương liệu.

- Dùng loại ít caffeine hoặc khử caffeine: Giảm lượng caffeine nếu bạn đặc biệt nhạy cảm hoặc đã bị kháng insulin.

- Thử các loại thay thế cà phê: Trà đen, trà xanh, cà phê từ rễ bồ công anh, hoặc cà phê ít axit có thể nhẹ nhàng hơn với đường huyết.

- Theo dõi phản ứng của cơ thể: Chú ý cảm giác của bạn khi uống cà phê. Nếu đeo máy đo đường huyết liên tục, bạn cũng có thể theo dõi cách các loại cà phê và thời điểm uống khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng có những thói quen khi uống cà phê có thể ảnh hưởng đến năng lượng, giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phẫu thuật lấy mảnh đạn găm trong cánh tay người thương binh suốt nửa thế kỷ

Suốt hơn nửa thế kỷ qua ông Ngụy Đình Quảng (75 tuổi) vẫn mang trong mình vết thương chiến tranh: một mảnh đạn nằm trong cánh tay phải.

Phẫu thuật lấy mảnh đạn găm trong cánh tay người thương binh suốt nửa thế kỷ

Bác sĩ trẻ mang y tế chuyên sâu đến gần hơn với người dân Côn Đảo

Chương trình diễn ra trong ba ngày từ 25 đến 27-7, với sự tham gia của hơn 30 bác sĩ, chuyên gia đến từ nhiều bệnh viện lớn tại TP.HCM.

Bác sĩ trẻ mang y tế chuyên sâu đến gần hơn với người dân Côn Đảo

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời về lộ trình hướng tới miễn viện phí toàn dân

Bộ trưởng Bộ Y tế đã có trả lời kiến nghị của cử tri mong muốn sớm thực hiện giảm và hướng tới miễn phí khám, chữa bệnh cho toàn dân.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời về lộ trình hướng tới miễn viện phí toàn dân

Bạn có biết cải xoăn ngon và rất tốt cho sức khỏe?

Loại rau lá xanh này chứa nhiều vitamin A, C, K cùng với chất xơ và chất chống oxy hóa hỗ trợ từ xương đến đường ruột.

Bạn có biết cải xoăn ngon và rất tốt cho sức khỏe?

Người thương binh thành bác sĩ giúp đời

Buổi chiều ở Nha Trang, những cựu chiến binh và thương binh chiến trường Campuchia ngồi ôn ký ức buồn vui.

Người thương binh thành bác sĩ giúp đời

Trung tâm Y tế Phú Quốc xuống cấp, địa phương tính cách nào phục vụ người bệnh, đón APEC?

Trung tâm Y tế đặc khu Phú Quốc quy mô hơn 400 giường hiện xuống cấp, không gian hẹp, thiếu trang thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Trung tâm Y tế Phú Quốc xuống cấp, địa phương tính cách nào phục vụ người bệnh, đón APEC?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar