04/07/2025 11:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Sau khi Campuchia tuyên bố ngừng nhập xăng dầu từ Thái Lan, mạng xã hội tiếp tục dậy sóng với thông tin Singapore cũng từ chối bán dầu cho nước này. Thực hư ra sao?

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia - Ảnh 1.

Bài đăng trên mạng xã hội bằng tiếng Thái Lan lan truyền thông tin sai sự thật nói rằng Singapore từ chối bán dầu cho Campuchia - Ảnh: Chụp màn hình

Ngày 26-6, một bài đăng bằng tiếng Thái trên nền tảng X lan truyền mạnh, thu hút hàng chục nghìn lượt chia sẻ, tuyên bố rằng Singapore đã từ chối bán dầu cho Campuchia.

Bài viết đính kèm một bức ảnh cũ chụp cựu thủ tướng Campuchia Hun Sen và cựu thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2019, kèm chú thích cho rằng phía Singapore cáo buộc ông Hun Sen "thiếu phép lịch sự ngoại giao" và yêu cầu ông "hãy quay về nước".

Nội dung này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý với hơn 12.000 lượt chia sẻ, sau đó lan rộng sang các nền tảng khác như Facebook và TikTok trong bối cảnh Thủ tướng Campuchia Hun Manet vừa tuyên bố ngừng nhập khẩu nhiên liệu từ Thái Lan.

Theo báo cáo xác minh từ Hãng tin AFP ngày 3-7, Singapore chưa từng đưa ra thông báo nào về việc ngừng xuất khẩu dầu sang Campuchia.

Ngày 2-7, Bộ Ngoại giao Singapore thông báo Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Phnom Penh.

Hai bên tái khẳng định "mối quan hệ tuyệt vời" giữa Singapore và Campuchia, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Ông Wong bày tỏ quan ngại về tình hình tại biên giới Campuchia - Thái Lan và kêu gọi các bên giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với tinh thần đoàn kết ASEAN. Tuy nhiên, không có thông tin nào cho thấy vấn đề thương mại dầu được đề cập trong cuộc hội đàm.

Campuchia - Ảnh 2.

Hình ảnh cuộc gặp giữa ông Hun Sen và ông Lý Hiển Long bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Bangkok vào năm 2019 - Ảnh: Chính phủ Campuchia

AFP xác minh bức ảnh trong bài đăng sai sự thật lan truyền trên mạng là hình ảnh cũ từ cuộc gặp giữa ông Hun Sen và ông Lý Hiển Long bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Bangkok năm 2019.

Ảnh này từng được đăng trên cổng thông tin Chính phủ Campuchia ngày 23-6-2019 và xuất hiện trên trang Facebook chính thức của ông Hun Sen.

Ông Hun Sen rời chức thủ tướng Campuchia vào tháng 7-2023, còn ông Lý Hiển Long thôi giữ chức thủ tướng Singapore vào tháng 5-2024.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Campuchia và Thái Lan bùng phát thành đụng độ khiến một binh sĩ Campuchia thiệt mạng hồi tháng 5.

Căng thẳng lan sang chính trường Thái Lan khi ngày 1-7, bà Paetongtarn bị Tòa án Hiến pháp đình chỉ chức thủ tướng sau vụ rò rỉ đoạn ghi âm cuộc gọi với ông Hun Sen.

Trong cuộc gọi, bà bị cáo buộc xúc phạm Tư lệnh Quân khu 2 Thái Lan Boonsin Padklang và thể hiện thái độ nhượng bộ trước yêu cầu của ông Hun Sen, sự việc mà bà bị chỉ trích làm phương hại đến lợi ích quốc gia.

Sự thật về nhóm người biểu tình chống thủ tướng Thái Lan

Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh một nhóm người biểu tình đeo mặt nạ tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), được cho là chống lại Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Thực hư chuyện này là gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội

Thông tin từ VNeID có thể bị lợi dụng nếu đăng lên mạng xã hội, đặc biệt trong thời điểm lừa đảo công nghệ cao gia tăng.

Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội

Sự thật về nhóm người biểu tình chống thủ tướng Thái Lan

Mạng xã hội lan truyền hình ảnh nhóm người biểu tình đeo mặt nạ tại thủ đô Bangkok chống lại Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn.

Sự thật về nhóm người biểu tình chống thủ tướng Thái Lan

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Theo trào lưu tìm lại ảnh cũ trên Google Maps, nhiều người đã search và cài đặt ứng dụng này nhưng vô tình tải nhầm app giả mạo.

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Cảnh báo lừa đảo 'cập nhật thông tin để nhận lương hưu'

Bảo hiểm xã hội khu vực XVI (tỉnh Quảng Trị) vừa phát đi cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản của người dân.

Cảnh báo lừa đảo 'cập nhật thông tin để nhận lương hưu'

Thực hư chuyện ông Trump hối hận vì đã nghe theo lời khuyên của ông Musk

Ảnh chụp màn hình được cho là bài đăng của ông Trump hối hận vì nghe lời tỉ phú Musk gây chú ý, giữa lúc quan hệ hai bên đã rạn nứt.

Thực hư chuyện ông Trump hối hận vì đã nghe theo lời khuyên của ông Musk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar