19/10/2023 06:13 GMT+7

Rao bán thuốc đặt phụ khoa như 'thần dược', chị em tự mua, tự đặt bất cần bác sĩ

Thị trường gần đây xuất hiện nhiều loại "thuốc đặt phụ khoa" được quảng cáo ầm ĩ có công dụng trị hàng loạt bệnh phụ khoa ở nữ giới. Nhiều người tự mua tự đặt liệu có đúng?

Bác sĩ khuyến cáo nên khám phụ khoa định kỳ - Ảnh: XUÂN MAI

Bác sĩ khuyến cáo nên khám phụ khoa định kỳ - Ảnh: XUÂN MAI

Các chuyên gia khuyến cáo thuốc đặt phụ khoa là chỉ định áp dụng đối với nhiều trường hợp mắc các bệnh lý đường sinh dục ở nữ giới, muốn đặt phải có chỉ định của bác sĩ.

"Thần dược" tự chữa bệnh "đằng âm"?

Các trang mạng xã hội gần đây hiện hàng loạt tài khoản rao bán thuốc đặt phụ khoa có nguồn gốc từ Thái Lan, Hàn Quốc... Tài khoản Facebook K.N. quảng cáo thuốc đặt phụ khoa G. có nguồn gốc từ Thái Lan.

Tài khoản này cho rằng chỉ cần mua, đặt tại âm đạo sẽ có công dụng trị viêm âm đạo, khí hư, ngứa ngáy, có mùi, thậm chí chữa luôn viêm lộ tuyến hay viêm cổ tử cung. K.N. tư vấn cho khách chỉ cần mỗi ngày đặt 1 viên thuốc buổi tối trước khi đi ngủ là sẽ có tác dụng, một liệu trình hai vỉ khoảng 10 viên có giá 150.000 đồng.

Chưa kể nhiều hội nhóm chị em còn giới thiệu giữ sạch "cô bé" bằng cách đặt kén phụ khoa định kỳ. Loại kén phụ khoa được quảng cáo làm sạch "cặn bẩn" trong âm đạo, giúp âm đạo sạch sẽ hơn. Những người này hướng dẫn tự đặt thuốc định kỳ 2-3 tháng/lần. Để tăng độ tin cậy, người bán hàng còn đăng tải hình ảnh "cặn bẩn" được cho là tích tụ trong âm đạo được đào thải sau khi đặt thuốc.

Coi chừng gây viêm nhiễm thêm

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết thuốc đặt phụ khoa được các bác sĩ kê đơn cho người bệnh sử dụng với mục đích điều trị viêm nhiễm phụ khoa và điều trị chứng khô teo âm đạo ở tuổi mãn kinh.

Bác sĩ Diêm Thị Thanh Thủy (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho rằng việc quảng cáo bán và mua thuốc viên đặt phụ khoa qua mạng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt khi người mua tự ý sử dụng mà không biết về tình trạng của bản thân. Theo bác sĩ Thủy, viêm nhiễm phụ khoa là bệnh dai dẳng và rất khó điều trị ở phụ nữ.

"Mỗi loại bệnh có cách điều trị khác nhau, một số bệnh bác sĩ vừa kê đơn viên đặt vừa phải kết hợp các loại thuốc khác. Cũng có loại viêm chỉ cần vệ sinh, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng thì bệnh cũng sẽ khỏi. Trong khi đó, âm đạo là một ống cơ mặt trong được lát bằng lớp niêm mạc mềm mại, rất nhạy cảm và có khả năng tự bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh. Nếu người phụ nữ tự ý đặt thuốc vào âm đạo sẽ vô tình thay đổi môi trường âm đạo gây viêm nhiễm. Đặc biệt, các thuốc không rõ thành phần hay công dụng mà đặt vào có thể làm tổn thương niêm mạc âm đạo, xa hơn nữa có thể gây ung thư âm đạo", bác sĩ Thủy cảnh báo.

"Cô bé" rất nhạy cảm, không tùy tiện đặt thuốc

"Viêm âm đạo được điều trị sớm và kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngược lại, tự điều trị hoặc tự ý mua thuốc sẽ dễ xảy ra tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính", bác sĩ Tạ Việt Cường (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên thông tin thêm các thuốc đặt âm đạo điều trị viêm nhiễm phụ khoa sẽ có thành phần kháng sinh hoặc kháng nấm nên phải dùng đúng liều, nếu dùng quá liều có thể làm kháng thuốc, kéo dài thời gian điều trị dẫn đến tăng chi phí điều trị và gây khó chịu.

"Lưu ý chỉ đặt thuốc theo đúng toa thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, không tự ý mua thuốc để đặt vì sẽ có nguy cơ xảy ra tác dụng ngược", bác sĩ Quyên nói.

Vệ sinh "cô bé" đúng cách

Theo bác sĩ Tạ Việt Cường (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), để bảo vệ vùng kín, chị em có thể vệ sinh vùng kín ít nhất hai lần/ngày hoặc sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không dùng xà phòng. Luôn giữ cho vùng kín khô ráo, nếu thấy quần lót ẩm ướt thì cần thay ngay. Đặc biệt vào thời điểm như kỳ kinh nguyệt, sau sinh nở sau tối đa 4-6 tiếng phải thay băng vệ sinh một lần.

Theo bác sĩ Cường, có hai thói quen chăm sóc vùng kín dễ khiến chị em bị viêm phụ khoa là dùng vòi xịt rửa và lau khăn. Việc rửa nước vào âm đạo tưởng rất sạch nhưng thực tế lại đẩy ngược chất bẩn, vi khuẩn lên trên tử cung. Thói quen rửa "tiến sâu" trong âm đạo có thể khiến vi khuẩn tăng cao, xâm nhập vào buồng tử cung, vòi tử cung, gây viêm phần phụ, viêm dính vòi tử cung.

Ngoài ra, việc dùng khăn lau cũng phải chú ý, không nên dùng khăn lau để trong nhà tắm hoặc dùng chung khăn với nhiều người. Việc khăn lau không đảm bảo khô, sạch sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm phát triển khiến bạn dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.

Chưa quan hệ tình dục, vẫn mắc bệnh phụ khoa?

Con tôi năm nay 16 tuổi, cháu chưa có quan hệ tình dục nhưng gần đây tại “vùng kín” thường xuyên ngứa. Xin bác sĩ cho biết liệu chưa quan hệ tình dục có thể mắc bệnh phụ khoa không?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar