20/06/2018 14:02 GMT+7

Ranh giới mong manh

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Hàng ngàn container phế liệu chất đống ở cảng đã buộc hãng tàu, cảng phải ra thông báo ngừng vận chuyển, tiếp nhận loại hàng "đặc biệt" này.

Ranh giới mong manh - Ảnh 1.

Cùng với Việt Nam, Thái Lan cũng đưa ra những thông báo tương tự. Nguy cơ Việt Nam trở thành "điểm đến" của chất thải là có thật.

Đường đi của phế liệu đã thay đổi khi đầu năm 2018, Trung Quốc - quốc gia từng nhập khẩu phế liệu lớn nhất thế giới - ngưng nhập khẩu các loại chất thải, chủ yếu là nhựa và giấy phế liệu vì ô nhiễm môi trường.

Lập tức, nhiều nước châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam... trở thành điểm "tập kết" mới của các phế liệu.

Tại sao phế liệu lại dồn dập đổ về Việt Nam? Vẫn có doanh nghiệp cần phế liệu giấy, nhựa để làm nguyên liệu sản xuất với chi phí rẻ hơn, góp phần giảm nạn thiếu hụt nguyên liệu sản xuất trong nước.

Cũng có một thực tế là tái chế phế liệu là một ngành công nghiệp cần khuyến khích, góp phần hạn chế khai thác quá mức tài nguyên nhưng với điều kiện phải chấp hành các yêu cầu khắt khe về môi trường.

Pháp luật Việt Nam cũng quy định rất rõ điều kiện, yêu cầu này nếu doanh nghiệp muốn nhập khẩu phế liệu.

Trên thực tế, như nhiều chuyên gia cho rằng cách quản lý của Việt Nam phức tạp nhưng cực kỳ lỏng lẻo, trong khi chi phí để "đổ" phế liệu về Việt Nam quá rẻ so với phải xử lý ở nước sở tại. 

Và thế là nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này, kể cả gian lận để đẩy rác về Việt Nam. Hậu quả là rác đang chất đống ở các cảng.

Tại TP.HCM, với hàng ngàn container phế liệu về TP.HCM từ đầu năm đến nay, cơ quan hải quan thu chưa đến 200 tỉ đồng tiền thuế nhưng lại đau đầu khi những container phế liệu không có người nhận chiếm mặt bằng ở cảng, ảnh hưởng cả doanh nghiệp cần phế liệu để sản xuất.

Trước tình hình này, câu hỏi lớn nhất là ứng xử thế nào với những container phế liệu và có nên tiếp tục chấp nhận là "điểm đến" của rác thải?

 Nếu chúng ta không có quan điểm dứt khoát, đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật, kiểm tra ngặt nghèo việc nhập khẩu và tái chế phế liệu, không khéo sau này sẽ phải lãnh chịu những hậu quả khó khắc phục được về môi trường. Câu trả lời này dành cho Bộ Tài nguyên - môi trường.

Nếu tiếp tục chủ trương cho nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho doanh nghiệp trong nước thì phải kiểm soát chặt khâu nhập khẩu, không để bị lợi dụng để đẩy rác về Việt Nam. 

Đồng thời phải công khai minh bạch những doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu, phải kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của những doanh nghiệp này.

Tái chế phế liệu, ranh giới giữa tái tạo và ô nhiễm môi trường là rất mỏng manh. Chính sự mỏng manh có thể dẫn đến lợi bất cập hại, lợi ít hại nhiều. 

Một khi xảy ra ô nhiễm môi trường, cái giá phải trả rất đắt, bởi chi phí khôi phục lại sự trong lành của môi trường là cực kỳ tốn kém.

TTO - Hàng ngàn container chứa phế liệu tồn đọng quá 90 ngày tải các cảng khiến cho Việt Nam phải đau đầu trước viễn cảnh trở thành bãi chứa rác của các quốc gia khác.

NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar