21/12/2023 09:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rạng Đông với 'gia đình Bình Minh'

Khi biết báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết "Thương hiệu của tôi", ba mẹ tôi liền cung cấp cho tôi ý tưởng bằng việc nhắc đến một cái tên đầy ý nghĩa, đã gắn bó cùng gia đình tôi từ lúc còn vất vả, đó là thương hiệu Rạng Đông.

Các sản phẩm phích nước của Rạng Đông

Các sản phẩm phích nước của Rạng Đông

Từ Rạng Đông đến Bình - Minh

Thời kháng chiến chống Mỹ, ba mẹ tôi đều công tác tại Hà Nội. Đám cưới được tổ chức giản dị mà ấm áp. Món quà nào của đồng nghiệp chúc mừng cũng đều ý nghĩa. Trong đó, có một phích nước của nhà máy phích nước Rạng Đông. Sau này trở thành Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào năm 1999.

Ghi nhớ "báu vật" kỷ niệm ngày cưới, ba mẹ đã lần lượt đặt tên tôi và em trai là Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Đức Minh. Dĩ nhiên, lúc còn nhỏ chúng tôi chưa biết được ý nghĩa, song càng lớn lên càng hiểu và trân quý nguồn gốc tên gọi này.

Đồng lương viên chức ngày ấy cực kỳ khiêm tốn. Mỗi khi cần mua món đồ dùng tuy nhỏ nhưng phải đắn đo, suy tính đủ đường. Ngoài ra, mùa đông ở miền Bắc rét cắt da cắt thịt, cho nên được tặng một vật đựng nước có khả năng giữ nhiệt trên 12 tiếng đồng hồ là điều tuyệt vời.

Căn phòng nhỏ của ba mẹ tôi trong khu tập thể càng ấm áp hơn nhờ sự hiện diện của cái phích nước dễ thương. Buổi sáng nước sôi được tích trữ trong phích, trưa và chiều ba mẹ đi làm về nước vẫn còn nóng để dùng.

Ngày ấy đâu đã có máy nước nóng lạnh. Mỗi lần mẹ tắm cho chúng tôi đều lấy từ phích nước. Cùng với đó là sự kết hợp thú vị khi pha sữa. Tiêu chuẩn của ba mẹ mỗi quý cũng được vài hộp sữa đặc có đường. Nước nóng trong phích đã giúp anh em tôi được uống sữa mà không cần chờ nấu nước.

12 ngày cuối cùng của năm 1972, đế quốc Mỹ đưa máy bay B52 "rải thảm" miền Bắc. Thủ đô Hà Nội phải hứng chịu nhiều thiệt hại nhất. Ba tôi kể rằng mỗi lần còi báo động vang lên, ông đưa mẹ và anh em tôi vào hầm trú ẩn xong, nghe ngóng tình hình rồi đưa thành viên "đặc biệt" là phích nước cùng xuống hầm. Nhờ vậy mà mẹ tôi chế biến được những món ăn "dã chiến", giúp cả nhà cầm cự cho đến khi dứt cơn "mưa bom".

Những "thương hiệu" đi cùng năm tháng

Tôi rất khâm phục những kỹ sư và công nhân ngày trước. Thời còn sơ khai thiếu thốn mọi bề, song ngành công nghiệp nhẹ của miền Bắc nước ta vẫn nỗ lực vượt khó, tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực phục vụ cho đời sống cộng đồng.

Phích nước cũng hay song hành với bếp dầu hiệu Thăng Long (còn gọi là lò xô), sản phẩm của Công ty kim khí Thăng Long (được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2000). Hình ảnh ba tôi thỉnh thoảng cặm cụi vệ sinh, làm sạch "ông Táo" đã mãi mãi lưu lại trong trí nhớ của tôi, như lời nhắc không bao giờ quên về một thời thật đặc biệt.

Năm 1989, tôi vào đại học, sống ở ký túc xá, phích nước Rạng Đông và bếp dầu Thăng Long thân thương lại đồng hành với tôi suốt cuộc đời sinh viên đầy ắp kỷ niệm. Thật thú vị khi bếp "tạo" nước sôi để phích "bảo quản". Tôi chỉ cần cho mì gói vào tô, hai phút sau sẽ được thưởng thức món "khoái khẩu".

Tích cực hưởng ứng phong trào tiết kiệm điện, căn nhà của tôi đang sử dụng 100% bóng đèn LED của Rạng Đông. Hiệu quả kinh tế được chứng minh qua những tờ hóa đơn tiền điện hằng tháng. Tôi hạnh phúc khi đang áp dụng thành công những kinh nghiệm học hỏi từ ba mẹ.

Như một phần không thể thiếu của lịch sử, từ Rạng Đông ngày trước đến tên gọi Bình - Minh của hai anh em tôi, không đơn thuần để đựng nước, mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần. Có thể xem đó là cách ba mẹ tôi gửi gắm, lưu lại ký ức về một thời đáng nhớ.

Phích nước "biết kể chuyện" - món quà cưới ngày xưa ba mẹ tôi nhận được, dù đã bao lần thay thế bằng phích mới, nhưng thương hiệu Rạng Đông luôn chứng tỏ vẫn đang mạnh mẽ đứng vững trên thị trường, với sự cạnh tranh lành mạnh và quyết liệt.

Tôi hạnh phúc mỗi khi ra cửa hàng điện gia dụng, chứng kiến bóng đèn của Rạng Đông luôn "hút" khách. Vẫn là một trong những sản phẩm "Made in Việt Nam" hàng đầu, được nhiều khách hàng đặt trọn niềm tin, "chọn mặt gửi vàng".

Rạng Đông với 'gia đình Bình Minh'- Ảnh 2.

Báo Tuổi Trẻ phát động cuộc thi viết ‘Thương hiệu tôi yêu’

Chia sẻ về những thương hiệu bạn yêu thích, hay chính quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp bạn để có cơ hội nhận được giải thưởng lên đến 30 triệu đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

"Nếu chỉ sử dụng hình thức thanh tra kế hoạch mỗi năm một lần sẽ rất khó đạt hiệu quả của hoạt động thanh tra".

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất tăng nặng xử phạt vi phạm về chứng khoán; Hãng sữa Kun chi hàng trăm tỉ thâu tóm gần 35% cổ phần một công ty khác; Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Đua Fat bị phạt nặng...

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar