28/05/2025 17:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rắn lông Bắc Cực dưới băng Nam Cực chỉ là 'trò nhảm' của AI

Video về loài rắn lông săn mồi ở Nam Cực chiếm gần nửa triệu lượt xem dù không có cơ sở khoa học, các kết quả kiểm chứng xác thực đây là sản phẩm hư cấu của AI.

rắn lông Bắc Cực - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình bài đăng về loài rắn lông xù Serpentes Linigeru không có thật trên nền tảng X - Ảnh: LEAD STORIES

Ngày 26-5, một đoạn video được đăng tải trên nền tảng X đã nhanh chóng thu hút gần nửa triệu lượt xem với tiêu đề gây tò mò, ghi lại hình ảnh về một sinh vật được gọi là "rắn lông Bắc Cực", được cho là đang sống ở vùng băng Nam Cực.

Video mở đầu với giọng thuyết minh của một người tự xưng là Steve Roberts, xuất hiện với tư cách là phóng viên hoặc người dẫn chương trình từ kênh Global Nature News.

Ông Roberts cho biết đang đồng hành cùng một nhóm nhà khoa học đến Nam Cực để nghiên cứu loài rắn này.

Diễn biến của video cho thấy nhân vật Roberts dẫn người xem đến thềm băng Ross ở Nam Cực và giới thiệu về một loài rắn có tên loài là Serpentes Linigeru.

Video về loài rắn lông xù Serpentes Linigeru do AI tạo dựng - Nguồn: YouTube

Theo miêu tả của ông Roberts, loài rắn này dài 3m, có lớp vảy trắng như tuyết và được phủ lông dày để giữ nhiệt, máu chúng có chứa protein chống đông và có khả năng săn hải cẩu, chim cánh cụt bằng cách cảm nhận thân nhiệt con mồi trong điều kiện nhiệt độ âm 40 độ C.

Tuy nhiên báo cáo ngày 27-5 của trang kiểm chứng thông tin Lead Stories cho biết đoạn video không phải tư liệu ghi hình thực tế mà là sản phẩm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo dựng.

Lead Stories đã cố gắng xác minh danh tính người dẫn video tên Steve Roberts và kênh Global Nature News, nhưng không tìm thấy bất kỳ thông tin đáng tin nào từ các nguồn uy tín.

Trong báo cáo, Lead Stories cho biết công cụ phân tích nội dung do AI tạo dựng Hive Moderation đánh giá video này có đến 98% khả năng là giả mạo.

Hơn nữa, tên loài Serpentes Linigerus được nhắc đến trong video cũng không được ghi nhận trong bất kỳ tài liệu khoa học hay cơ sở dữ liệu sinh học chính thống nào.

Bên cạnh đó, báo cáo của Lead Stories cho biết các tài khoản liên quan đến từ khóa Steve Roberts và Global Nature News chỉ đăng tải loại video mang tính giật gân như "ao chứa thây ma", cho thấy khả năng cao đây chỉ là các tình tiết hư cấu phục vụ cho nội dung AI.

Sự lan truyền của video rắn lông Bắc Cực cho thấy công nghệ AI ngày càng có khả năng tạo ra những nội dung khó có thể phân biệt giả thật, và không phải điều gì thu hút sự chú ý trên mạng cũng phản ánh sự thật.

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diệp Lâm Anh phản bác tin đồn bị bắt

Diệp Lâm Anh chia sẻ một bài đăng tung tin đồn cô 'đã bị công an bắt', và chất vấn: 'Bắt thời gian nào? Công an khu vực nào bắt?'.

Diệp Lâm Anh phản bác tin đồn bị bắt

Thư từ chức của Chủ tịch Fed Jerome Powell là giả

Một lá thư từ chức giả mạo của Chủ tịch Fed được Thượng nghị sĩ Mike Lee chia sẻ trên mạng xã hội rồi xóa vội.

Thư từ chức của Chủ tịch Fed Jerome Powell là giả

Xới lại tranh cãi về cáo buộc ông Biden dùng chất tăng lực trong cuộc tranh luận 2024

Con trai ông Biden gần đây tiết lộ cha mình dùng thuốc ngủ Ambien trước cuộc tranh luận năm 2024, xới lại tranh cãi tương tự khi đó.

Xới lại tranh cãi về cáo buộc ông Biden dùng chất tăng lực trong cuộc tranh luận 2024

Cơ quan khí tượng Philippines bác tin 6 cơn bão sẽ cùng đổ bộ trong sáng 23-7

Philippines bác tin đồn có 6 cơn bão cùng đổ bộ vào sáng nay 23-7 lan truyền trên mạng xã hội.

Cơ quan khí tượng Philippines bác tin 6 cơn bão sẽ cùng đổ bộ trong sáng 23-7

Livestream tự phát và bản đồ ứng dụng nước ngoài tạo tin giả sai lệch về thiên tai

Livestream tự phát và bản đồ ứng dụng nước ngoài đang làm nhiễu loạn thông tin thiên tai, tiềm ẩn nguy cơ gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn người dân.

Livestream tự phát và bản đồ ứng dụng nước ngoài tạo tin giả sai lệch về thiên tai

Dựng chuyện, ghép ảnh câu like sau thảm họa lật tàu ở vịnh Hạ Long

Trước mỗi sự kiện được xã hội quan tâm, tin giả lại có cơ hội bùng phát. Những kẻ xấu đã tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để lan truyền tin giả một cách tinh vi, câu like bất chấp đạo đức.

Dựng chuyện, ghép ảnh câu like sau thảm họa lật tàu ở vịnh Hạ Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar