24/05/2025 13:10 GMT+7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Đoạn video "trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon" gây sốt mạng xã hội toàn cầu - Nguồn: Instagram/subarna.mahanti.5

Ngày 9-5, một tài khoản được cho là từ Thái Lan đã đăng lên Facebook đoạn video ghi lại cảnh “trăn khổng lồ” bơi trên sông Amazon, với dòng mô tả bằng tiếng Thái “Phát hiện một con trăn khổng lồ ở sông Amazon”.

Ngay lập tức, video trên được lan truyền mạnh mẽ và gây sốt cộng đồng mạng toàn thế giới, thu hút hơn 1 triệu lượt xem và hơn 10.000 lượt tương tác ở bài đăng gốc.

Đoạn clip còn được chia sẻ trên các nền tảng khác như Instagram, với các chú thích bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho biết đoạn video trên thực chất là sản phẩm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, không hề có thật ngoài đời.

Theo Hãng tin AFP, qua sử dụng công cụ tìm kiếm hình ảnh trên Google, đoạn video lần đầu được đăng tải là trên Instagram vào ngày 8-5. Chủ bài đăng @subarna.mahanti.5 thậm chí còn đính kèm hashtag “AI”, và tag hai phần mềm tạo hình ảnh bằng AI là Pollo và Kling.

Ngoài ra qua quan sát trực quan, các chuyên gia cũng có thể dễ dàng phát hiện điểm đáng ngờ nhất là con trăn này có… hai cái đầu. Mãi đến nửa cuối video, cái đầu còn lại mới biến mất một cách kỳ lạ.

Phần giao diện màn hình camera trong clip còn hiển thị một cảnh quay không trùng khớp với khung cảnh phía dưới.

trăn khổng lồ - Ảnh 1.

Những chi tiết vô lý được Hãng tin AFP chỉ ra, bao gồm trăn hai đầu và màn hình camera hiển thị sai - Ảnh: AFP

Từ phía các nhà sinh vật học, ông Fernando Ignacio Ortiz - nhà sinh thái học và giáo sư tại Đại học Amazon ở Colombia - khẳng định: “Trăn không thể nổi trên mặt nước khi bơi do trọng lượng cơ thể. Chúng luôn di chuyển dưới mặt nước”.

Chuyên gia về bò sát và lưỡng cư thuộc cùng trường, ông Diego Huseth Ruiz, bổ sung thông tin trăn khổng lồ thường nổi bật với đường kính lớn, chứ không phải chiều dài bất thường như trong video.

“Con trăn trong video phải dài ít nhất 20m - rõ ràng là sự phóng đại. Một con trăn to như thế không thể di chuyển nhanh như trong video được”, ông nói.

Trăn xanh, loài rắn lớn nhất thế giới, thậm chí chỉ dài tối đa khoảng 9m, với đường kính 50-60cm và nặng đến 250kg. Điều này chứng minh con trăn trong video là hoàn toàn phi thực tế.

AFP cho biết hãng tin này từng nhiều lần vạch trần các hình ảnh sinh vật giả mạo do AI tạo ra, như bọ ngựa sen, cá axolotl khổng lồ, hay tôm hùm cỡ đại và kêu gọi người dùng mạng cảnh giác với những thông tin chưa được xác thực.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển qua các đường ống khổng lồ thực chất là giả mạo, được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, theo xác nhận từ nhiều công cụ kiểm chứng thông tin trên mạng.

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả