16/07/2024 09:23 GMT+7

Quy định bắt buộc vi chất vào muối, bột mì: Lãng phí, gây khó cho doanh nghiệp?

Quy định bắt buộc vi chất vào muối, bột mì: Lãng phí, gây khó cho doanh nghiệp?

Theo các doanh nghiệp, việc bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào sản xuất mì ăn liền là không cần thiết, hạn chế quyền lựa chọn của người dùng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo các doanh nghiệp, việc bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào sản xuất mì ăn liền là không cần thiết, hạn chế quyền lựa chọn của người dùng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 15-7, tại TP.HCM, 6 hội và hiệp hội ngành hàng thực phẩm đã cùng ngồi lại để tiếp tục góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm của Bộ Y tế, vốn được đánh giá gây "lãng phí và kém hiệu quả" cho doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm.

Sau 8 năm kiến nghị, quy định bắt buộc bổ sung i ốt vào muối và sắt, kẽm vào bột mì tưởng chừng được lắng nghe lại "xuất hiện" trong dự thảo sửa đổi nghị định 09 của Bộ Y tế. Bà Lý Kim Chi - chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM - cho rằng việc quy định phải bổ sung muối i ốt, sắt... khi chế biến thực phẩm đã gây bất cập cho các đơn vị sản xuất.

Ông Vũ Thế Thành - chuyên gia độc lập, thành viên Hội đồng tư vấn khoa học thuộc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM - cho rằng quy định này bắt nguồn từ mục đích Việt Nam muốn bổ sung kẽm, sắt để tăng chiều cao cho trẻ em, và các chất này chủ yếu nằm trong thịt, cá...

"Khi còn nghèo đói, thực phẩm thịt cá còn hạn chế nhưng nay đã khác. Việt Nam có còn bị xem thiếu dinh dưỡng không?", ông Thành nêu câu hỏi và cho rằng nên khuyến khích phủ vi chất để bán ở những vùng có nhu cầu, chứ không nên áp dụng toàn phần vì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, mất quyền lựa chọn cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Phúc Khoa, chủ tịch hội đồng quản trị của Vissan, khẳng định nhiều nghiên cứu cho thấy dù đưa muối i ốt vào sản xuất nhưng sản phẩm không còn i ốt nữa do ảnh hưởng của gia nhiệt hay công nghệ chế biến... Hay với nước mắm, nếu cho muối i ốt vào, nước mắm sẽ biến đổi màu sắc, mất đi hương vị truyền thống.

Cũng theo ông Khoa, lượng natri ăn vào chủ yếu là từ gia vị mặn như bột gia vị, muối, hạt nêm, các thực phẩm chế biến khác... chỉ chiếm 2% lượng natri ăn vào. Nếu bắt buộc các thực phẩm chế biến khác phải bổ sung i ốt chỉ giải quyết 2% vấn đề i ốt lại rất tốn kém, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, người tiêu dùng hiện nay khá đa dạng, có sự khác biệt chứ không phải ai cũng cần i ốt hay bổ sung thêm sắt, kẽm.

Ông Nguyễn Hoài Nam - phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - cho biết dù 80% hàng của các doanh nghiệp là xuất khẩu, nhưng cũng chịu nhiều tác động từ quy chuẩn này, buộc phải dùng muối bổ sung i ốt, dẫn đến tốn kém vì doanh nghiệp nào cũng có hai mảng nội địa và xuất khẩu.

"Dự thảo mới có yếu tố khá tiến bộ là không áp dụng đối với thực phẩm xuất khẩu. Nhưng nếu các nhà sản xuất muốn chuyển hàng xuất khẩu để tiêu thụ nội địa phải làm một loạt vấn đề về thủ tục hành chính. Ngược lại, nhiều thị trường như Nhật Bản, Úc lại cấm sử dụng muối i ốt trong thực phẩm", ông Hoài Nam nói.

Cũng theo ông Nam, việc áp dụng đại trà không có cơ sở khoa học, không theo quản lý rủi ro, gây nhiều khó khăn cho ngành chế biến thực phẩm, tác động không chỉ tới doanh nghiệp trong nước mà cả nhóm ngành hàng xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh của hàng nội địa và hàng Việt Nam xuất khẩu bị ảnh hưởng, do phải tốn kém tăng cường i ốt, sắt, kẽm...

Theo đại diện Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước chỉ nên bổ sung bắt buộc i ốt cho muối dùng trong hộ gia đình và gia vị mặn dạng rắn.

Đặc biệt, không bắt buộc, mà khuyến khích bổ sung i ốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm công nghiệp, khuyến khích tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm công nghiệp...

Nước mắm truyền thống, mì ăn liền lao đao vì quy định đã kiến nghị 8 năm

Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm của Bộ Y tế đang làm khó các doanh nghiệp sản xuất, người dùng mất quyền lựa chọn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Miền Tây nâng cấp, mở rộng hàng loạt sân bay 'mở cửa bầu trời'

Để thực hiện "mục tiêu kép" vừa đón APEC 2027 vừa phát triển du lịch bền vững, tỉnh Kiên Giang đang quyết liệt đẩy nhanh các công việc liên quan để nâng cấp, mở rộng sân bay Phú Quốc và sân bay Rạch Giá.

Miền Tây nâng cấp, mở rộng hàng loạt sân bay 'mở cửa bầu trời'

Tin tức sáng 13-5: Gần 61.500 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với tiền nợ thuế hơn 83.000 tỉ đồng

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt công ty tạm ứng cho tổng giám đốc hàng chục tỉ đi đầu tư tài chính; Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức trong giao dịch mua bán ô tô; Công ty Cấp nước Thủ Đức bị truy thu thuế hàng tỉ đồng...

Tin tức sáng 13-5: Gần 61.500 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với tiền nợ thuế hơn 83.000 tỉ đồng

CEO hãng vắc xin COVID-19 'Made in Vietnam' qua đời

Ông Hồ Nhân, tổng giám đốc Công ty Nanogen, đơn vị nghiên cứu sản xuất loại vắc xin COVID-19 "Made in Vietnam" vừa qua đời ở tuổi 59.

CEO hãng vắc xin COVID-19 'Made in Vietnam' qua đời

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

SHB - nơi 100.000 cổ đông đặt niềm tin

Với 100.000 cổ đông hiện hữu, SHB cho thấy sự tin tưởng của cổ đông dành cho ngân hàng này. Không đơn thuần là khoản đầu tư hiệu quả, cổ đông SHB còn luôn tin tưởng vào người đứng đầu và ban lãnh đạo SHB.

SHB - nơi 100.000 cổ đông đặt niềm tin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar