15/07/2024 20:20 GMT+7

Nước mắm truyền thống, mì ăn liền lao đao vì quy định đã kiến nghị 8 năm

Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm của Bộ Y tế đang làm khó các doanh nghiệp sản xuất, người dùng mất quyền lựa chọn.

Các doanh nghiệp cho rằng quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm, làm hạn chế quyền lựa chọn của người dùng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các doanh nghiệp cho rằng quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm, làm hạn chế quyền lựa chọn của người dùng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chiều 15-7, cộng đồng doanh nghiệp ngành thực phẩm ở TP.HCM tiếp tục góp ý cho dự thảo sửa đổi nghị định số 09/2016/NĐ-CP (nghị định 09) của Bộ Y tế về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Hy vọng là lần kiến nghị cuối cùng

Ông Nguyễn Hoài Nam - phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - cho hay ông hy vọng đây là lần cuối cùng cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị về vấn đề này. Bởi hơn 8 năm qua, họ đã có nhiều ý kiến về các bất cập của nghị định 09, nhưng chưa giải quyết được triệt để.

Cụ thể, quy định bất cập nhất là bắt buộc "muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt, và bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm", gây nhiều bất cập từ khi soạn thảo nhưng vẫn chưa được lắng nghe.

Theo các doanh nghiệp, hai quy định này không phù hợp với khoa học và quản lý rủi ro, không phù hợp với thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế, gây khó khăn lớn cho sản xuất và kinh doanh. 

Không những vậy, quy định chỉ mới chú ý đến lợi ích bổ sung vi chất cho nhóm người thiếu hụt, mà không tính đến nguy cơ cho sức khỏe của nhóm người đã đủ hoặc thừa vi chất khi bắt buộc bổ sung đại trà.

Ông Đặng Thành Tài - phó chủ tịch Hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc - cho biết nghị định 09 quy định muối dùng trong chế biến thực phẩm bổ sung iốt, nhưng bản thân cá cơm đã có hàm lượng iốt tự nhiên. Về quy trình sản xuất, nước mắm Phú Quốc có đặc thù là ủ chượp trong thùng gỗ, phương pháp truyền thống hoàn toàn tự nhiên và năm 2012 được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

"Với quy trình sản xuất nước mắm đã được bảo hộ ở châu Âu, nước mắm Phú Quốc không thể bổ sung iốt theo nghị định 09", ông Tài nêu tính bất khả thi của quy định mà Bộ Y tế đang lấy ý kiến.

Xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng

Các doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm gặp nhiều khó khăn suốt gần 8 năm qua vì quy định không được tháo gỡ - Ảnh: N.BÌNH

Các doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm gặp nhiều khó khăn suốt gần 8 năm qua vì quy định không được tháo gỡ - Ảnh: N.BÌNH

Ngay cả lĩnh vực sản xuất mì ăn liền, các doanh nghiệp trong ngành này cũng cho biết việc bổ sung iốt cho thực phẩm công nghiệp không có hiệu quả, do iốt hầu như mất hết trong quá trình chế biến.

Các kết quả xét nghiệm đối với hủ tiếu, mì ăn liền của Công ty Acecook, chả giò thịt, thịt heo hầm của Công ty Vissan, sốt gia vị của Công ty TNHH Nam Phương V.N có bổ sung muối iốt đều không phát hiện được iốt trong sản phẩm cuối.

Ông Phạm Trung Thành - trưởng ban đối ngoại của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam - tính toán chi phí phát sinh trong việc tránh nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng sử dụng cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu… qua đó mất thêm 13,5 tỉ đồng/năm.

Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu cũng ảnh hưởng do nhiều thị trường như Nhật Bản, Úc... không cho phép sử dụng iốt trong thực phẩm.

Ông Nguyễn Phúc Khoa - chủ tịch hội đồng quản trị VISSAN - cũng khẳng định quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng không rõ ràng. Nhưng quy định này làm gia tăng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước.

Trước các ý kiến của doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi - chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM - cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ chỉ nên khuyến khích bổ sung iốt cho muối và sắt, kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm công nghiệp. 

Bản thân các doanh nghiệp sẽ tự tìm hướng sản xuất phù hợp để đưa vi chất dinh dưỡng thân thiện vào trong sản phẩm, đảm bảo chất lượng và thực hiện đúng trách nhiệm xã hội.

8 năm kiến nghị vẫn không được lắng nghe

Ngày 29-1-2016: Chính phủ ban hành nghị định số 09/2016/NĐ-CP (nghị định 09), quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Năm 2017: Các doanh nghiệp ngành thực phẩm bắt đầu phản ánh khó khăn và kiến nghị Chính phủ sửa đổi các quy định trên vì ảnh hưởng đến cả xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Ngày 15-5-2018: Chính phủ ban hành nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (nghị quyết 19), yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi nghị định 09 theo hướng bãi bỏ quy định tăng cường iốt vào muối và sắt, kẽm vào bột mì. Thay vào đó, chỉ khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.

Tháng 11-2021: Nghị định 09 không có sửa đổi, 5 hiệp hội ngành nghề cùng đánh giá thực trạng, kết quả tác động sau 5 năm thực hiện quy định nghị định 09 và tiếp tục kiến nghị thực hiện nghị quyết 19.

Từ tháng 3-2023 đến tháng 1-2024: Văn phòng Chính phủ ban hành hai văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nghị định 09 và trình Chính phủ trong quý 3- 2024.

Ngày 15-7: 5 hiệp hội tổ chức hội thảo "Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm", tiếp tục kiến nghị bỏ quy định bổ sung iốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm và bỏ tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm.

Doanh nghiệp quyết liệt đòi bỏ quy định bổ sung muối i-ốt, sắt, kẽm vào thực phẩm

TTO - Sau 5 năm, mặc kệ ngành thực phẩm quyết liệt đòi Bộ Y tế bỏ quy định bổ sung muối i-ốt, sắt và kẽm khi chế biến - sản xuất, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục lao đao với yêu cầu bổ sung vi chất này, bất chấp yêu cầu sửa đổi của Chính phủ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô.

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Sau khi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, giám đốc doanh nghiệp đặt mua bao bì, cho công nhân pha trộn, đóng gói rồi bán phân bón thành phẩm ra thị trường.

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar