21/07/2016 08:09 GMT+7

Quốc hội làm nhân sự như thế nào?

ĐÀ TRANG
ĐÀ TRANG

TTO - Thông lệ kỳ họp đầu tiên Quốc hội (QH) khóa mới sẽ quyết nghị cơ cấu và bầu hoặc phê chuẩn nhân sự bộ máy nhà nước.

Nếu cơ cấu Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ giữ nguyên như hiện tại, QH kiện toàn tổng cộng 50 chức danh, bao gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch QH và 17 ủy viên Ủy ban Thường vụ QH; Thủ tướng và 26 thành viên Chính phủ; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Sau khi được bầu, bốn chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đọc lời tuyên thệ.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ QH sẽ quyết định số lượng và phê chuẩn danh sách phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm ủy ban và các ủy viên của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của QH, trưởng các cơ quan của Ủy ban Thường vụ QH, phó tổng thư ký QH.

Tại kỳ họp cuối cùng của QH khóa XIII (tháng 3-2016), QH đã bầu hoặc phê chuẩn 37 chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước.

37 chức danh này tiếp tục được Trung ương giới thiệu để QH khóa XIV bầu hoặc phê chuẩn.

“Đối với 13 chức danh còn lại chưa lấy phiếu giới thiệu tại Hội nghị Trung ương 2 và các chức danh có dự kiến thay đổi so với lần trước, Bộ Chính trị xin ý kiến Trung ương bằng phiếu trước khi chính thức giới thiệu để QH xem xét, bầu hoặc phê chuẩn” - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại khai mạc Hội nghị Trung ương 3 hôm 4-7.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, “13 chức danh” nêu trên gồm 5 của Chính phủ và 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với Chính phủ, 22/27 thành viên đã được kiện toàn hồi tháng 3-2016 và sẽ được giới thiệu lại tại kỳ họp QH này.

Còn 5 vị trí thì có 4 người thuộc diện tái cử nếu được QH phê chuẩn: hai Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (bà Tiến là thành viên nữ duy nhất của Chính phủ và cũng duy nhất không là ủy viên Trung ương).

Chức danh còn lại là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện bộ này có một thứ trưởng là ủy viên Trung ương Đảng: ông Nguyễn Xuân Cường (57 tuổi, TS nông nghiệp, đại biểu QH tỉnh Bắc Kạn).

Đối với Ủy ban Thường vụ QH, 10/18 ủy viên đã được QH bầu hồi tháng 3-2016 và sẽ được giới thiệu lại ở kỳ họp này.

Trong số 8 vị trí còn lại có 5 gương mặt quen thuộc được dự kiến tái cử ủy viên Ủy ban Thường vụ QH gồm: hai Phó chủ tịch QH là bà Tòng Thị Phóng và ông Uông Chu Lưu, ông Phan Xuân Dũng (chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường), ông Nguyễn Hạnh Phúc (chủ nhiệm Văn phòng QH, tổng thư ký QH) và ông Nguyễn Văn Giàu (chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa XIII).

Như vậy Ủy ban Thường vụ QH cần bổ sung ba nhân sự mới và cùng với “các chức danh dự kiến có thay đổi so với trước” để kiện toàn chủ nhiệm của các ủy ban: Kinh tế; Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Pháp luật; Đối ngoại và trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH.

Năm ứng cử viên sáng giá lần lượt là: ông Vũ Hồng Thanh (54 tuổi, phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, đại biểu QH Quảng Ninh), ông Phan Thanh Bình (56 tuổi, PGS.TS, giám đốc ĐHQG TP.HCM, đại biểu QH TP.HCM), ông Nguyễn Khắc Định (52 tuổi, TS luật, phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đại biểu QH Khánh Hòa), ông Nguyễn Văn Giàu (chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa XIII) và bà Nguyễn Thanh Hải (chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng khóa XIII). Tất cả đều là ủy viên Trung ương.

Không tăng số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo tờ trình về số phó chủ tịch, số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày trước Quốc hội chiều 20-7, cơ cấu được giữ nguyên (18 thành viên) như cũ.

Hôm nay, Chủ tịch Quốc hội trình nhân sự cụ thể, sau đó Quốc hội tiến hành thủ tục bỏ phiếu bầu và công bố kết quả vào ngày mai.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, 4 phó chủ tịch và 13 ủy viên đảm nhiệm các chức danh: chủ tịch Hội đồng Dân tộc; chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường; chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế; chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội; chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách; chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại; trưởng Ban Dân nguyện; chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật; chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp; tổng thư ký Quốc hội kiêm chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; trưởng Ban Công tác đại biểu; chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh.

Chiều cùng ngày, các đoàn đại biểu Quốc hội nhóm họp thảo luận về vấn đề này. Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều đại biểu cho biết đoàn của họ thống nhất cao với tờ trình. Các đoàn cũng đã tiến hành thủ tục bỏ phiếu bầu trưởng, phó đoàn.

L.K.

ĐÀ TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar