20/07/2016 06:45 GMT+7

Quốc hội khóa mới khai mạc, tập trung công tác nhân sự

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Sáng nay 20-7, sau khi đặt vòng hoa và vào lăng viếng Hồ Chủ tịch, các đại biểu Quốc hội khóa XIV sẽ tiến hành phiên trù bị và chính thức khai mạc kỳ họp thứ nhất.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc  - Ảnh: V.D

Trong buổi sáng, sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ý kiến. Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử; kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng được trình bày tại phiên khai mạc. Chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày tờ trình về số phó chủ tịch, số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau đó các đoàn sẽ họp riêng để thảo luận nội dung này và bầu trưởng, phó đoàn.

Chiều qua 19-7, tại cuộc họp báo quốc tế giới thiệu về chương trình kỳ họp, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết kỳ họp này có tám ngày làm việc chính thức, trong đó dành sáu ngày cho công tác nhân sự (kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao của Nhà nước).

Phóng viên Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: “Tổng thư ký sẽ giúp các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Quốc hội mới, như thế nào để họ có đủ thông tin về các ứng cử viên khi trình Quốc hội bầu và phê chuẩn bởi số lượng người được bầu và phê chuẩn tại kỳ họp này rất nhiều?”.

Ông Phúc cho biết kỳ này Ban công tác đại biểu chuẩn bị hồ sơ nhiều hơn để các đại biểu có điều kiện nghiên cứu kỹ. Thứ hai, dành thời gian thỏa đáng để đại biểu, đoàn đại biểu thảo luận, cho ý kiến. Thứ ba, ý kiến sẽ được tập hợp đầy đủ. Thứ tư, các ý kiến đó sẽ được giải trình thỏa đáng. “Hồ sơ đã được chuẩn bị kỹ, thậm chí in màu để đại biểu nhìn rõ hình ảnh” - ông nói.

Liên quan trách nhiệm về sai sót trong Bộ luật hình sự, Tuổi Trẻ hỏi: “Để xảy ra sai sót trong Bộ luật hình sự có trách nhiệm của tập thể Quốc hội (một số đại biểu Quốc hội cũng đã gửi lời xin lỗi cử tri), nhưng quá trình xây dựng bộ luật này có trách nhiệm của những đơn vị, cá nhân cụ thể, xin ông cho biết việc kiểm điểm và cá thể hóa trách nhiệm được tiến hành như thế nào?”.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời: “Chúng ta sẽ xem xét thấu đáo, kỹ lưỡng các điều khoản sai sót trong bộ luật này, sau đó xem xét cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia quá trình xây dựng bộ luật. Chúng ta biết rằng khi Chính phủ trình, Ủy ban Tư pháp giúp Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Pháp luật rà soát các vấn đề liên quan. Việc xem xét trách nhiệm chắc chắn liên quan Quốc hội khóa XIII, đến nay có những đồng chí đã nghỉ rồi và có đồng chí tiếp tục tái cử”.

Về việc không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc coi đây là việc “rất đáng tiếc”, tới đây sẽ sửa đổi, bổ sung pháp luật về bầu cử, phải quy định chặt chẽ hơn.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar