18/06/2017 13:58 GMT+7

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

ĐỨC BÌNH thực hiện
ĐỨC BÌNH thực hiện

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Người dân nhận thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA

Đề cập đến BHYT, GS.TS Nguyễn Anh Trí - đại biểu Quốc hội, viện trưởng Viện Huyết học truyền máu trung ương - nói:

- Nói Bảo hiểm xã hội làm khó cho y tế, nếu nhìn trên hiện tượng là có, còn nhìn nhận về bản chất không phải thế. Luật quy định như vậy thì người ta làm như vậy thôi.

Tuần trước, có bài báo dẫn lời đại biểu Quốc hội đã “gây bão” trên mạng khi cho rằng Bảo hiểm xã hội đang đi chệch hướng, trong đó có chuyện bảo hiểm đưa ra những quy định để bác sĩ được phép làm xét nghiệm gì, dùng thuốc gì, phác đồ gì và điều trị như thế nào. Trên thực tế, tôi thấy đại biểu này nói hoàn toàn đúng. Bảo hiểm can thiệp khá sâu vào chuyên môn của các bác sĩ.

* Bảo hiểm mà can thiệp sâu vào chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, tức là ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh?

- Trong chất vấn, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng người làm bảo hiểm không có kiến thức chuyên môn y tế mà đi quyết định các việc chuyên môn y khoa là một sai lầm.

Với riêng tôi, kể cả người làm bảo hiểm có là cán bộ y tế đi nữa thì cũng không thể biết hết và tiến kịp được sự phát triển của khoa học. Các phác đồ, thuốc men của các chuyên khoa khác nhau rất nhiều và thường thay đổi rất nhanh.

Tác động của BHYT mà quá sâu thì ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự sống của người bệnh, ảnh hưởng đến y đức cán bộ, bác sĩ.

Là bác sĩ, ai mà không muốn điều trị có kết quả tốt cho người bệnh, nhưng quy định như hiện nay thì chỉ dùng thuốc, xét nghiệm... mà BHYT cho phép. Tất cả cứ theo một khuôn khổ chật hẹp, gò bó thì làm thế nào có thể có sáng tạo, có đổi mới.

Với cách này, bây giờ chỉ tập trung vào xem hóa chất, thiết bị nào rẻ mới được mua và thuốc nào rẻ mới được phép cho dùng thì vô hình trung, chúng ta đang xây dựng một “nền y tế giá rẻ”, khó mà đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Điều này ngày càng lộ diện và rõ nét.

GS.TS Nguyễn Anh Trí - Ảnh: VIỆT DŨNG

“Tôi khẳng định giai đoạn đầu BHYT vận hành như hiện nay là cần thiết, để cho mọi người quen mua bảo hiểm và thụ hưởng bảo hiểm, nhưng bây giờ phải thay đổi, nhất định phải thay đổi 
GS.TS Nguyễn Anh Trí 

* Nhưng trên thực tế, BHYT cũng có những đóng góp cho hoạt động khám chữa bệnh?

- Đúng vậy. Tôi cho rằng BHYT từ khi ra đời đến nay rất tốt, đặc biệt tốt cho Viện Huyết học truyền máu trung ương chúng tôi để điều trị bệnh ung thư ác tính. Tôi không phàn nàn gì về BHYT đối với viện chúng tôi. Nhưng xét về góc độ toàn quốc thì những cái tích cực của BHYT đang đến lúc không duy trì được nữa, vì một số lý do sau:

Thứ nhất, việc cấm cản bác sĩ thực hành chuyên môn. Điều đó đến một lúc nào đấy bị phá vỡ, không thể làm được vì người thầy thuốc có quyền cân nhắc dùng thuốc gì, làm xét nghiệm gì bởi hơn ai hết họ có trách nhiệm cao nhất trước tính mạng của người bệnh.

Thứ hai, bây giờ thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe sắp vỡ quỹ BHYT, hoặc vì “vượt trần nên bảo hiểm tích cực siết chi”... Điều này đương nhiên thôi.

Chúng ta mua bảo hiểm theo định mức, cán bộ nhân viên có định mức theo lương, người nghèo hay trẻ em dưới 6 tuổi có định mức của Chính phủ cho, nhưng sử dụng dịch vụ y tế thì người nào cũng hướng đến mức trần cao nhất, dù vô tình hay hữu ý.

Đó là chưa kể ai cũng được thụ hưởng ngang nhau về mức cao nhất, cái này là cái gốc của vấn đề. Với quy định này thì không vỡ quỹ BHYT mới lạ.

* Vậy theo giáo sư thì đâu là bản chất của vấn đề?

- Bản chất của bảo hiểm có hai thuộc tính không thể tách rời, đúng như lời ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn làm phó thủ tướng khi bàn vấn đề này có nói với bên bảo hiểm và lãnh đạo ngành y tế: bảo hiểm phải có mệnh giá, thanh toán bảo hiểm phải theo trần của mệnh giá.

Cái gốc vấn đề là ở chỗ này. Như vậy sẽ không bao giờ vỡ quỹ cả, mua thì mua theo mệnh giá, tùy theo năng lực tài chính của gia đình, cá nhân để họ quyết định. Còn thanh toán theo đúng trần của mệnh giá mà người mua lựa chọn.

* Vậy với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng liệu có bị ảnh hưởng khi tham gia BHYT?

- Những đối tượng này được Nhà nước mua BHYT cho rồi. Tuy nhiên, rồi đây cũng phải có mệnh giá và thanh toán theo trần của mệnh giá mà họ được Nhà nước mua cho. Nhà nước càng có điều kiện thì nên mua BHYT cho các đối tượng này ở mức trần cao nhất có thể.

* Theo ông, Luật bảo hiểm sẽ phải thay đổi?

- Đúng vậy. Phải thay đổi Luật BHYT. Điều này được nhiều cử tri có ý kiến. Sửa đổi để BHYT phải làm đúng công việc của bảo hiểm.

Luật phải sửa đổi để đảm bảo người có thẻ BHYT thuận lợi nhất trong việc lựa chọn địa điểm, tìm kiếm thầy thuốc để khám chữa bệnh. Sự thuận lợi này là rất cần, mà cần nhất là cho những người yếu thế trong xã hội.

Luật phải sửa để người có BHYT không bị hạn chế và họ được trực tiếp tham gia lựa chọn thuốc men, xét nghiệm, phác đồ điều trị, rồi các bác sĩ yên tâm dốc lòng chữa bệnh. Và để cả xã hội không phải thỉnh thoảng bị hốt hoảng với thông tin “vỡ quỹ” BHYT.

Bà N.T.N. (63 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM):

Thuốc không như ý

Tôi mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 hơn 20 năm nay. Được bác sĩ tư vấn, tôi chuyển sang sử dụng thuốc tiêm để điều trị bệnh và thấy cơ thể khỏe khoắn lên nhiều, tăng được vài cân.

Sau đó, tôi có đi khám BHYT, gặp bất kỳ bác sĩ nào tôi đều nói đang tiêm loại thuốc đó, bác sĩ có thể kê cho tôi loại thuốc đó nhưng bác sĩ trả lời không kê được. Tôi chỉ được kê một loại thuốc tiêm khác.

THÙY DƯƠNG ghi

* Bà PHẠM KHÁNH PHONG LAN (đại biểu Quốc hội):

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Ảnh: HỮU KHOA


BHYT còn nắm “đằng chuôi”, bệnh nhân còn khổ!

Có một nghịch lý khi TP.HCM là nơi đón nhiều bệnh nhân nặng, sử dụng nhiều phương pháp y tế kỹ thuật cao nhưng kết dư BHYT có năm cả ngàn tỉ. Trong khi ở nhiều tỉnh thành khác, dịch vụ y tế kém hơn lại bội chi. Điều đó cho thấy quản lý chặt thì không lo vỡ quỹ, không lo tiêu cực.

Vì sợ vỡ quỹ nên cơ quan chức năng chỉ có một biện pháp là siết chi. BHYT phải như một doanh nghiệp, phải tự tính toán để không vỡ quỹ chứ không phải dùng quyền để áp chế người tham gia BHYT phải chịu những quy định ngặt nghèo do mình đưa ra.

Đến thời điểm này tôi cảm giác BHYT vẫn điều hành theo kiểu “người nắm tiền trong tay”, quên rằng tiền này của người dân chứ không phải là tiền của bảo hiểm. Cứ tự hào 82% dân tham gia BHYT nhưng thử hỏi là bao nhiêu người sử dụng BHYT một cách thực chất.

Ông Nguyễn Quang Tuấn (giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đại biểu Quốc hội):

Nguyễn Quang Tuấn - Ảnh: Bệnh viện Tim Hà Nội

Chưa hiểu nhau!

Gần đây bảo hiểm nâng “trần” kỹ thuật cao, trước đặt stent tim trần trên 40 triệu nhưng nay lên được gần 60 triệu. Việc nâng trần giúp người bệnh được chi trả cao hơn. Tuy nhiên cái cần thay đổi là cùng một kỹ thuật nhưng giá dịch vụ lại chi trả theo hạng bệnh viện, cùng bác sĩ đào tạo như nhau mà giá mỗi nơi mỗi khác, không công bằng khi chi trả cho thầy thuốc.

Một vấn đề nữa là bảo hiểm quy định chỉ chi trả ví dụ như 45 người/bàn khám/ngày. Có người bức xúc vì họ là người thứ 46 trong ngày, bảo hiểm không trả nữa thì vô lý. Thật ra đây là quy định tốt của bảo hiểm, họ muốn đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh chứ không muốn bác sĩ khám cả trăm bệnh nhân/ngày.

Nhưng không nên quy định cứng, theo tôi, nên quy định kiểu mỗi bàn khám tối đa là x bệnh nhân/ngày để có thể có số lượng du di. Ngoài ra, trường hợp đột xuất thì bảo hiểm nên cần có cách nhìn thỏa đáng.

VIỄN SỰ - LAN ANH ghi

ĐỨC BÌNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

Vắng bóng những câu hỏi mong chờ trong phiên chất vấn

TTO - Nhiều câu hỏi được mong chờ đại biểu chất vấn tại phiên họp quốc hội kỳ này như sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, khởi tố vụ án ở xã Đồng Tâm... đã không được chất vấn.

Vắng bóng những câu hỏi mong chờ trong phiên chất vấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar