29/07/2013 21:21 GMT+7

Quân đội New Zealand đánh đồng báo chí điều tra như khủng bố

ĐỨC TOÀN
ĐỨC TOÀN

TTO - Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand ngày 29-7 cho biết sẽ yêu cầu chỉnh sửa một tài liệu hướng dẫn trong quân đội viết rằng báo chí cũng gây ra nguy cơ tương tự những nhóm khủng bố.

Phóng to
Phóng viên chiến tranh Jon Stephenson cáo buộc quân đội đã do thám ông - Ảnh: AP

AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Jonathan Coleman rằng ngôn từ trong tài liệu trên - vốn dùng để huấn luyện binh sĩ về các quy trình an ninh - là quá “nặng nề” và cần phải được thay đổi.

“Quan điểm của tôi là phần đề cập về các nhà báo điều tra phải được loại bỏ khỏi tài liệu này. Những từ ngữ này không thích hợp và quá nặng nề” - Bộ trưởng Coleman nói.

Động thái trên diễn ra sau khi báo Sunday Star-Times (New Zealand) tiết lộ tài liệu chỉ dẫn của quân đội - được biên soạn từ năm 2003 - đã xếp ba nhóm đối tượng “lật đổ” sau là mối đe dọa an ninh: các cơ quan tình báo hiếu chiến, những tổ chức cực đoan và các nhà báo điều tra.

Tài liệu này cảnh báo rằng ba nhóm trên muốn gây chia rẽ chính phủ hay “làm suy yếu quân đội, nền kinh tế và sức mạnh chính trị của quốc gia xem trọng đạo đức, sự trung thành và sự tin cậy của nhân dân”.

Quan chức phe đối lập, ông Phil Goff, cho rằng tài liệu trên của quân đội "hoàn toàn sai trái và không thể chấp nhận" khi các tướng lĩnh quân đội lại có cách hiểu lệch lạc như vậy về các nhà báo, qua đó chứng tỏ họ không hiểu gì về vai trò của truyền thông trong một xã hội dân chủ.

"Ban lãnh đạo lực lượng quốc phòng đã nhầm lẫn giữa an ninh quốc gia với mong muốn không bị bẽ mặt vì những sự thật mà các nhà báo điều tra có thể khám phá ra từ những thiếu sót của họ. Việc này không thể có chỗ trong hệ thống chính trị của chúng ta" - AFP dẫn lời ông Goff.

Báo Sunday Star-Times cũng cáo buộc quân đội New Zealand đã đề nghị tình báo Mỹ giám sát các cuộc gọi điện thoại của một nhà báo New Zealand, Jon Stephenson - phóng viên tự do của báo McClatchy (Mỹ), khi tác nghiệp tại Afghanistan hồi năm ngoái.

Nếu bài báo được xác thực thì đây là thông tin đầu tiên cho thấy chương trình giám sát của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã do thám một nhà báo, đi ngược lại tuyên bố của Mỹ, rằng chương trình của NSA không nhắm vào các cá nhân cụ thể mà hướng đến thu thập dữ liệu diện rộng.

Bộ trưởng Coleman cho biết quân đội đã khẳng định với ông việc này không hề có cơ sở, cũng như không hề có chuyện nghe lén hay giám sát nào đã diễn ra.

ĐỨC TOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Thảm họa lũ lụt ở Texas: Ít nhất 51 người chết, trong đó có 15 trẻ em

Theo CNN, tính đến sáng 6-7 (giờ VN), đã có ít nhất 51 người, trong đó có 15 trẻ em, thiệt mạng sau trận lũ lụt kinh hoàng tại Texas (Mỹ).

Thảm họa lũ lụt ở Texas: Ít nhất 51 người chết, trong đó có 15 trẻ em

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan

Hai thông tin về Mỹ, Nga và Ấn Độ gây chú ý giữa lúc căng thẳng toàn cầu leo thang và động thái các cường quốc được theo dõi sát.

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar