21/02/2025 08:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quán bún cà ri gà khách mê đến mức chỉ sợ bà chủ trúng số mà nghỉ bán

Giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp, nơi những quán ăn mọc lên và biến mất như những con sóng bạc đầu trên sông, có một hàng bún cà ri gà đã tồn tại gần hai thập kỷ.

Bún cà ri gà - Ảnh 1.

Tô bún cà ri gà vàng óng - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Quán bún cà ri gà Cô Lan nằm trong con hẻm 565/44 Nguyễn Trãi, phường 7, quận 5, TP.HCM. Suốt 19 năm qua, dì Lan vẫn miệt mài bên nồi cà ri gà, âm thầm níu chân bao người bằng hương vị đậm đà, quen thuộc.

Bún cà ri gà 19 năm

Dì Lan năm nay đã 74 tuổi. Cuộc đời dì là những tháng năm gắn liền với gánh hàng rong, với những ngày sớm hôm tất bật để mưu sinh. Hồi còn trẻ, dì bán chè ba màu ở Cần Thơ, sau đó dì theo chồng lên TP.HCM lập nghiệp từ năm 1980.

Người phụ nữ miền Tây nhỏ bé này lăn lộn qua đủ thứ nghề, từ bún riêu, bún mắm đến bún Thái.

Cuối cùng, dì Lan chọn gắn bó với món bún cà ri gà vì dì nhận thấy món ăn này đặc biệt và rất ít người nấu ngon.

Quán bún cà ri gà khách mê đến mức chỉ sợ bà chủ trúng số mà nghỉ bán - Ảnh 2.

Quán bún cà ri gà Cô Lan đơn sơ - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Quán mở cửa từ lúc 11 - 22h mỗi ngày. Tất cả công đoạn chuẩn bị, nấu nướng, dọn hàng đều do một tay dì Lan lo liệu. Mỗi tô bún có giá khoảng 50.000 đồng.

Món cà ri gà của dì Lan mang đậm hương vị miền Tây, nhưng lạ ở chỗ, dù đậm đà, béo ngậy nhưng không ngấy, không nặng nề như một số món cà ri khác. Bí quyết nằm ở cách dì nấu và nêm nếm gia vị.

“Tôi nấu bằng nước cốt dừa nguyên chất, không xài bột béo, pha thêm đường hay gia vị, giúp nước cà ri giữ được vị ngọt tự nhiên.

Tôi tạo màu vàng cà ri từ nghệ và hột điều. Gà không hầm suốt trong nồi cà ri mà được giữ riêng, chỉ khi khách gọi mới hâm lại để đảm bảo từng miếng thịt vẫn mềm, săn chắc mà không bở, giữ trọn vẹn độ ngọt thanh” - dì Lan chia sẻ.

Nước cà ri gà vàng óng, luôn được đun sôi để giữ nóng - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Tô bún bưng ra nóng hổi, vàng óng với lớp nước dùng sánh mịn, có độ sệt vừa phải, thoảng hương thơm nức của sả, quế và lá cà ri. Những miếng gà chặt vừa ăn, không khô, da gà giòn nhẹ, béo béo.

Món cà ri gà sẽ ăn kèm với rau sống như giá, bắp chuối bào, rau húng quế… và muối chấm gà. Một chút chanh tươi vắt lên, thêm ít ớt, rồi húp một muỗng nước cà ri, cảm giác béo mà không ngấy, đậm đà nhưng không gắt.

Nói với Tuổi Trẻ Online, anh Phong (42 tuổi) - khách quen tại quán cho biết: “Tôi ở quận 7, mỗi tuần, ngày nào rảnh rang đều chạy xe chở vợ sang quán dì Lan chỉ để ăn một tô bún cà ri rồi về”.

Dì Lan đang làm bún cà ri gà cho khách - Video: THƯỢNG KHẢI

‘Bán chừng nào hết hơi thì thôi’

Dì Lan nấu bằng tâm huyết, bằng ký ức của những năm tháng rong ruổi khắp chợ quê, học hỏi cách nấu từ những trải nghiệm thực tế, chứ không phải qua trường lớp nào.

“Tôi nấu dựa trên khẩu vị và cách nêm nếm riêng của mình, không chạy theo xu hướng hay điều chỉnh theo số đông. May mắn là khách đến đây đều thích” - dì nói với nụ cười hiền hậu.

Sài Gòn là một thành phố mở, người từ khắp nơi đổ về đây và hương vị cũng phải theo thời thế mà thay đổi. Nhưng dì Lan thì không. Dì tin rằng nếu món ăn ngon, tự khắc người ta sẽ tìm đến.

Dù tuổi đã cao, dì Lan vẫn chưa nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi.

Bún cà ri gà - Ảnh 5.

Dì Lan cần mẫn buôn bán ở tuổi 74 tuổi - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

“Giờ lớn tuổi, xương khớp cũng đau nhức, chỉ mong tôi còn đủ sức khỏe để tiếp tục bán. Đám cháu tôi còn nhỏ, cha mẹ chúng làm công nhân lương bổng chẳng được bao nhiêu. Tôi buôn bán cũng là để phụ giúp nuôi cơm con cháu.

Nội ngoại gì cũng là cháu mình, đứa nào cũng thương như nhau, đâu thể nghỉ bán. Kiếm thêm chút tiền, lỡ con cái gặp khó khăn còn có chỗ mà dựa dẫm. Bạn bè tôi giờ đã sum vầy bên con cháu ở nước ngoài, an nhàn hưởng thụ cả rồi, chỉ còn mình tôi ở đây.

Nhưng tôi thấy vui vì mỗi tối đi làm về, con cháu lại quây quần hỏi han. Đứa thì trải mền gối, đứa lấy dầu xoa bóp chân tay cho tôi... Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi thấy ấm lòng, thấy an ủi biết bao nhiêu” - dì Lan tâm sự.

Dì kể, khách đến ăn đều thương dì lắm. Nhớ nhất là ông Việt kiều, năm nào cũng bay từ Mỹ về là ghé ăn ngay. Còn có cậu sinh viên ở Long Xuyên, trước khi về quê lúc nào cũng thèm một tô cà ri gà nóng hổi.

“Nhiều khi tôi đùa với khách, nói rằng nếu tôi trúng số độc đắc thì nghỉ bán cho rồi, chứ mệt quá. Vậy mà nhiều người cười bảo: ‘Dì Lan đừng trúng số nha, dì mà nghỉ bán thì ai nấu cà ri gà cho tụi con ăn?’

Tôi nghe vậy cũng bật cười, đáp lại: ‘Trúng số tôi vẫn bán, chứ không có nghỉ đâu! Bán chừng nào hết hơi thì thôi’”.

Giữa một Sài Gòn không ngừng chuyển mình, quán bún cà ri gà của dì Lan vẫn bền bỉ như chính con người dì - chân chất, tận tụy và đầy ấm áp.

Và có lẽ, chừng nào đôi tay còn đủ sức khuấy nồi cà ri thơm lừng, chừng nào còn khách ghé ăn và còn những lời hỏi han thân thuộc, dì Lan vẫn sẽ miệt mài đứng bếp, cần mẫn múc từng tô bún, nuôi sống gia đình nhỏ bằng chính hương vị quê hương mình.

Trời ơi, bún bò Huế như thế này mới đúng vị Huế chứ!

Hai vị khách ngồi cạnh tôi tấm tắc khen ngay sau khi nếm thử nước lèo tại Bún bò Huế Út Hưng. Mùi bún bò nồng đượm tỏa ra một góc phố, khiến nhiều người đi ngang qua cũng phải ngoái lại nhìn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar