22/11/2024 13:19 GMT+7

Phóng khoáng kịch phương Nam, đi thi nhưng không căng

Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần đầu tiên đã đi hơn nửa chặng đường. Cảm giác chung của liên hoan là rất nhiều sân khấu đi thi nhưng… không căng!

Phóng khoáng kịch phương Nam, đi thi nhưng không căng - Ảnh 1.

Vở Giáng Hương của Sân khấu Thiên Đăng - Ảnh: LINH ĐOAN

Đó dường như cũng là "đặc sản" của sân khấu phương Nam, thể hiện rất rõ trong Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần này: phóng khoáng, cởi mở và thoải mái!

Sức sống thật ở Liên hoan Sân khấu TP.HCM

Tính tới nay đã có hơn 15 trong tổng số 24 vở diễn tham gia liên hoan trình làng với công chúng.

Điều dễ nhận thấy là các vở diễn tham gia có đề tài, thể loại đa dạng và phần nào thể hiện phong cách riêng của mỗi sân khấu.

Khoảng 2/3 số vở diễn được trình làng đều được người xem đánh giá tốt. 

Rất nhiều vở có sức sống thật, như Giáng Hương, Cơn mê cuối cùng, Lỡ nhớ lầm thương, Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử, Má ơi út dìa… đều đã đạt mấy chục suất diễn.

Chính vì có đời sống thật, diễn viên diễn nhuần nhuyễn nên đi thi mà các nghệ sĩ rất thoải mái, tung tẩy, quăng bắt như diễn phục vụ công chúng bình thường, không áp lực thi thố.

Phóng khoáng kịch nói phương Nam trong Liên hoan Sân khấu TP.HCM - Ảnh 2.

Vở Đêm vượn hú của Nhà hát kịch 5B - Ảnh: LINH ĐOAN

Sân khấu TP.HCM chiếm phần đông là các đơn vị xã hội hóa. Có thể họ còn hạn chế vì có những đơn vị chạy theo tiếng cười dễ dãi nên buông lỏng sự chặt chẽ, sâu sắc của vở diễn mà dựng vở hời hợt, chỉ là câu chuyện nhợt nhạt để tung trò diễn của diễn viên.

Nhưng bên cạnh đó, qua liên hoan này người ta càng nhận rõ hơn sự nhạy bén của nhiều đơn vị trong việc tìm kiếm đề tài, cách thể hiện. Đặc biệt, có rất nhiều diễn viên giỏi nghề, làm chủ sân khấu, biết cách tương tác với khán giả.

Vì phải bán được vé để tồn tại nên làng sân khấu xã hội hóa TP là môi trường đào tạo diễn viên rất tốt, là nơi đã cung cấp cho làng nghệ thuật rất nhiều diễn viên giỏi nghề.

Phóng khoáng kịch nói phương Nam trong Liên hoan Sân khấu TP.HCM - Ảnh 4.

Mễ Cốc phiêu lưu ký của Sân khấu Trương Hùng Minh được đánh giá có đầu tư, dàn dựng hấp dẫn khiến không chỉ con nít mà người lớn xem vẫn thích - Ảnh: LINH ĐOAN

Từ những nghệ sĩ thế hệ trước như Thành Lộc, Hữu Châu, Thành Hội, Ái Như, Hồng Vân, Quốc Thảo, Mỹ Uyên, Hạnh Thúy, Thanh Thủy, Minh Nhí, Tuyết Thu, Hoàng Trinh, Hương Giang…

Đến các diễn viên lớp sau như Đại Nghĩa, Đình Toàn, Lê Khánh, Hồng Ánh, Quốc Thịnh, Chánh Trực, Trí Quang, Hoàng Phi, Khả Như, Gia Bảo, Minh Dự…

Nhiều người cho rằng chấm vàng cho vở diễn thì dễ chứ chấm huy chương cho cá nhân thì khá… nhức đầu. Vì trong một vở diễn được đầu tư, có rất nhiều diễn viên giỏi khiến người ta phải cân phân.

Vội vàng dựng vội vàng thi

Bên cạnh những vở diễn gây được ấn tượng với liên hoan thì cũng có những vở khiến người xem hụt hẫng vì vội vàng dựng để đi thi và cũng… vội vàng rơi vào quên lãng.

Có những vở phải phúc khảo đến 2 lần mới được hội đồng nghệ thuật của Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM duyệt cho đến được với liên hoan.

Phóng khoáng kịch nói phương Nam trong Liên hoan Sân khấu TP.HCM - Ảnh 4.

Vở Đứt dây tơ chùng ở Sân khấu kịch Hồng Vân - Ảnh: LINH ĐOAN

Có thể kể ra như vở Hoa sắt, Showbiz (Công ty TNHH nghệ thuật giải trí Sao Minh Béo). Cá biệt có vở Nữ tướng rừng dừa (Trung tâm nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á) sau 2 lần phúc khảo, hội đồng đã yêu cầu chỉnh sửa phúc khảo lần thứ 3.

Tuy nhiên đơn vị đã không đủ "kiên nhẫn" nên xin rút khỏi liên hoan dù đã có sẵn lịch thi.

Điều đáng tiếc nữa là có những đơn vị có tác phẩm rất tốt, hoàn toàn xứng đáng được giải vàng nhưng thời lượng vở diễn vượt quá quy định (không quá 150 phút). 

Mà những vở có thời lượng vượt quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm. Điểm trừ như thế nào sẽ do hội đồng nghệ thuật bàn bạc và đề xuất.

Đó là trường hợp của vở Giáng Hương (Sân khấu Thiên Đăng) và Cơn mê cuối cùng (Sân khấu Hoàng Thái Thanh). Trước liên hoan, nghệ sĩ Thành Lộc của Thiên Đăng đã bày tỏ sự không đồng tình với việc giới hạn thời lượng vở diễn.

Còn nghệ sĩ Ái Như của Hoàng Thái Thanh thì chia sẻ với Tuổi Trẻ Online: "Tôi sợ nỗi buồn khi phải cắt lớp diễn của diễn viên. 

Khi dàn dựng chúng tôi đã tính toán hết rồi, cái nào thừa chúng tôi đã cắt, khi ra sân khấu diễn viên không được phép diễn thêm. Vì vậy chúng tôi không thể cắt tỉa thêm những cảm xúc mà mình cho rằng trọn vẹn trong vở".

Các vở diễn tham gia trong liên hoan có đề tài, thể loại đa dạng.

Có thể kể ra như mảng đề tài lịch sử, cách mạng có Đồng chí (Hội Sân khấu TP.HCM), Cánh đồng rực lửa (Sân khấu Quốc Thảo), Hoa sắt (Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM), Ngày ấy Cổng Trời (Sân khấu Trịnh Kim Chi), Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử (Nhà hát kịch Idecaf).

Nhạc kịch có Bông cánh cò (Sân khấu Hồng Vân), kịch thiếu nhi có Mễ Cốc phiêu lưu ký (Sân khấu Trương Hùng Minh), kịch trinh thám có Đêm vượn hú (Nhà hát kịch 5B)…

Tâm lý xã hội chiếm khá nhiều với các vở như Cơn mê cuối cùng (Sân khấu Hoàng Thái Thanh), Giáng Hương (Sân khấu Thiên Đăng), Lỡ nhớ lầm thương (Sân khấu Thế Giới Trẻ)…

Cẩm Ly đi thi kịch nói

Trong Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần đầu tiên, có một thí sinh rất đặc biệt, đó là ca sĩ Cẩm Ly.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar