27/05/2025 20:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát triển kinh tế tư nhân: Còn nhiều rào cản, chi phí tuân thủ đang quá lớn

Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải tái thúc đẩy tăng trưởng, trong đó việc phát triển kinh tế tư nhân không thể chỉ dừng lại ở thông điệp, mà cần các đột phá thể chế cụ thể.

Phát triển kinh tế tư nhân: Còn nhiều rào cản, chi phí tuân thủ đang quá lớn - Ảnh 1.

TS Nguyễn Xuân Thành, giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright - Ảnh: H.L.

Phát triển kinh tế tư nhân đang gặp không ít rào cản

TS Nguyễn Xuân Thành, giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, đã nói như trên tại tọa đàm “Gỡ điểm nghẽn thể chế - Khơi thông nguồn lực tư nhân”, do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM tổ chức ngày 27-5.

Theo ông Thành, kinh nghiệm quốc tế cho thấy mọi nền kinh tế duy trì được tăng trưởng bền vững đều có điểm chung: khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò trung tâm.

Hiện “điểm nghẽn” đang nằm ở thực thi. Ban hành chính sách thôi là không đủ, mà quan trọng là chính sách đó có tạo được cơ chế tiếp cận nguồn lực công bằng và hiệu quả cho doanh nghiệp hay không.

Theo các chuyên gia, dù các chính sách phát triển kinh tế tư nhân đã được ban hành đồng loạt và nhanh chóng, nhưng việc thực thi trên thực tế vẫn đang gặp không ít rào cản.

Những điểm nghẽn nổi cộm hiện nay gồm: Thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài, gây lãng phí thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thêm vào đó là khó khăn trong tiếp cận đất đai và tín dụng, đặc biệt tại cấp địa phương.

Chính sách cũng chưa thống nhất trong áp dụng, dẫn đến việc mỗi cơ quan hiểu và vận dụng luật lệ khác nhau. Khung pháp lý thử nghiệm (sandbox) còn mới và thiếu hướng dẫn thực thi cụ thể, khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gặp khó trong tiếp cận.

Chi phí tuân thủ đang quá lớn

Phát triển kinh tế tư nhân: Còn nhiều rào cản, chi phí tuân thủ đang quá lớn - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập Tập đoàn công nghệ tài chính MoMo - Ảnh: H.L.

Ông Từ Tiến Phát, tổng giám đốc ACB, cho hay khi tiếp xúc, nhiều chủ doanh nghiệp nói rằng sẵn sàng đẩy mạnh kinh doanh tại Việt Nam, nhưng họ cần thấy họ trong các chính sách, thể chế của Nhà nước.

Họ cũng quan tâm về chi phí, từ thành lập doanh nghiệp đến vay vốn, thủ tục, số hóa quy trình và hướng đến chuyển đổi xanh…

Trong khi đó ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập Tập đoàn công nghệ tài chính MoMo - cho rằng hiện nay chi phí tuân thủ đang quá lớn, với một doanh nghiệp quy mô vừa đã phải có bộ máy pháp chế lên đến 5 người, nếu tính lương trung bình là 20 triệu đồng/người thì mỗi tháng doanh nghiệp mất 100 triệu đồng riêng cho chi phí tuân thủ. Với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì chi phí còn khủng hơn.

Bà Nguyễn Thanh Hương - giám đốc đầu tư Tập đoàn Nam Long - thẳng thắn nhìn nhận rằng suốt 3-4 năm qua, việc tạm dừng nhiều dự án bất động sản khiến dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài chưa thể đổ vào Việt Nam như kỳ vọng.

“Chúng tôi rất mong chính sách sẽ sớm được cụ thể hóa. Khi các nguồn lực được khơi thông, việc tham gia vào các dự án lớn như phát triển đô thị gắn với giao thông (TOD) sẽ trở nên khả thi hơn. Nam Long và các đối tác đã sẵn sàng tham gia nếu cơ chế thực thi minh bạch và kịp thời”, bà Hương nhấn mạnh.

Cải cách thể chế phải ở cả hai chiều

Phát triển kinh tế tư nhân: Còn nhiều rào cản, chi phí tuân thủ đang quá lớn - Ảnh 3.

Ông Trần Thành Trọng, tổng giám đốc Công ty CP Sáng Ban Mai, phó chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương - Ảnh: H.L.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc Công ty T&T Vina, nêu rõ thực trạng mà doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đang gặp phải, đó là “quản không được thì cấm” khiến nhiều sáng kiến và nhu cầu đầu tư bị bó hẹp.

Ở một góc nhìn khác, ông Trần Thành Trọng - tổng giám đốc Công ty CP Sáng Ban Mai, phó chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương - nhấn mạnh vấn đề lớn nhất hiện nay không chỉ là quy định, mà là nỗi sợ trách nhiệm của cán bộ thực thi.

Ông Trọng cho biết trong quá trình tham gia Hội đồng giám sát doanh nghiệp, ông nhận thấy nhiều cán bộ cấp địa phương không dám quyết vì sợ sai. “Có nhiệm kỳ gần hết rồi mà hồ sơ vẫn chưa được giải quyết. Nếu tinh thần nghị quyết 68 thực sự đi vào từng cán bộ, từng phòng ban thì thời gian xử lý sẽ rút ngắn rất nhiều”, ông nói.

Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ số 8 trong nghị quyết 68 - về xây dựng văn hóa cho cộng đồng doanh nghiệp. “Chính doanh nghiệp cũng phải thay đổi, tuân thủ pháp luật, minh bạch và cùng tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh có trách nhiệm. Cải cách thể chế là hai chiều - cả Nhà nước và doanh nghiệp đều phải hành động”, ông Trọng nhấn mạnh.

Kinh tế tư nhân được nghĩ lớn, làm lớn

Ông PHAN ĐỨC HIẾU - đại biểu hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội - nhìn nhận như vậy về nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngừng tiếp nhận tất cả hồ sơ công bố của công ty chồng Đoàn Di Băng

Kể từ ngày 27-5, Cục Quản lý dược ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm của Công ty VB Group của chồng Đoàn Di Băng.

Ngừng tiếp nhận tất cả hồ sơ công bố của công ty chồng Đoàn Di Băng

Bộ Xây dựng: Quỹ nhà ở quốc gia chỉ hỗ trợ phát triển nhà xã hội cho thuê

Ngoài vốn ngân sách, quỹ nhà ở quốc gia sẽ huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển nhà ở xã hội cho thuê, không hỗ trợ xây nhà ở xã hội để bán.

Bộ Xây dựng: Quỹ nhà ở quốc gia chỉ hỗ trợ phát triển nhà xã hội cho thuê

Chống buôn lậu, hàng giả 27-5: Gần 10 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thông tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong những ngày qua các đơn vị nghiệp vụ và lực lượng quản lý thị trường các địa phương đã kiểm tra, phát hiện gần 10 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Chống buôn lậu, hàng giả 27-5: Gần 10 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Vụ ăn bọ biển giá 1,8 triệu đồng/kg rồi tố 'chặt chém': Người đăng đã xóa bài và... biến mất

Liên quan vụ 'Ăn bọ biển giá 1,8 triệu đồng/kg rồi lên mạng tố chặt chém', phòng chức năng của TP Nha Trang đang tìm cách liên hệ với người đăng thông tin để mời làm việc, trường hợp cần thiết sẽ đề nghị công an can thiệp.

Vụ ăn bọ biển giá 1,8 triệu đồng/kg rồi tố 'chặt chém': Người đăng đã xóa bài và... biến mất

Tổ trưởng chuyên gia chấm gói thầu liên quan Tập đoàn Sơn Hải hết hạn chứng chỉ hành nghề?

Theo hình ảnh trên hệ thống quản lý cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu của Bộ Tài chính, chứng chỉ hành nghề đấu thầu của ông Vũ Ngọc Trụ - tổ trưởng tổ chuyên gia chấm thầu gói thầu của Tập đoàn Sơn Hải - chỉ có thời hạn đến 18-10-2023.

Tổ trưởng chuyên gia chấm gói thầu liên quan Tập đoàn Sơn Hải hết hạn chứng chỉ hành nghề?

Một chuyên gia logistics 25 năm kinh nghiệm mất hơn sáu tháng để được nhập cảnh

Theo EuroCham, bất cập về giấy phép lao động cho người nước ngoài của Việt Nam gây ra nhiều khó khăn, có trường hợp một chuyên gia logistics 25 năm kinh nghiệm mất sáu tháng mới được nhập cảnh.

Một chuyên gia logistics 25 năm kinh nghiệm mất hơn sáu tháng để được nhập cảnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar