27/07/2025 12:51 GMT+7

Khơi thông động lực để đạt tăng trưởng trên 8%

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8,3 - 8,5%, một con số được đánh giá là đầy tham vọng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và áp lực từ bên ngoài chưa giảm nhiệt.

tăng trưởng - Ảnh 1.

Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng dịch vụ đã vượt tốc độ tiêu dùng hàng hóa trong sáu tháng đầu năm 2025 - Ảnh: T.T.D.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần khai thác hiệu quả hơn các động lực tăng trưởng, từ xuất khẩu, đầu tư công, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tín dụng, đồng thời gia cố nền tảng nội địa vốn còn nhiều lực cản.

* Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH (ĐH Fulbright Việt Nam):

Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng

tăng trưởng - Ảnh 2.

Với mức tăng trưởng 7,52% trong 6 tháng đầu năm, nhiều người kỳ vọng tốc độ tăng trưởng sẽ duy trì hoặc thậm chí cao hơn trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, thực tế có thể không lạc quan đến vậy dù vẫn có những động lực tăng trưởng như đầu tư công, tín dụng và kỳ vọng vào khu vực tư nhân.

Xuất khẩu, vốn là động lực chính trong nửa đầu năm, đang có dấu hiệu chậm lại khi tăng trưởng toàn cầu tiếp tục suy yếu, các rủi ro liên quan đến thuế quan còn bỏ ngỏ.

Sức cầu bên ngoài giảm tốc, trong khi sức cầu nội địa cũng chưa thực sự hồi phục mạnh, khiến khả năng tăng trưởng 6 tháng cuối năm thấp hơn nửa đầu năm là kịch bản rất dễ xảy ra.

Về chính sách tài khóa - tiền tệ, Chính phủ đang tiếp tục điều hành theo hướng hỗ trợ tăng trưởng. Điều này được thể hiện qua định hướng mở rộng tài khóa và duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt. 

Áp lực giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục gia tăng, những dự án tốt sẽ tiếp tục được ưu tiên vốn. Trong bối cảnh đây là năm cuối nhiệm kỳ, kỳ vọng về những cú hích rõ ràng cho nền kinh tế được đặt lên vai cơ quan điều hành.

Tín dụng là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng cho nền kinh tế trong giai đoạn còn lại của năm 2025. Dự báo, tăng trưởng tín dụng cả năm 2025 có thể đạt khoảng 19 - 19,5%, cao hơn mức mục tiêu ban đầu 16%. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất vẫn là một dấu hỏi lớn. Trong đó có yếu tố đến từ diễn biến chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Nếu Fed cắt giảm lãi suất như kỳ vọng (2 đợt từ nay đến cuối năm), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có dư địa để cân nhắc điều chỉnh. Tuy vậy, mục tiêu bảo vệ giá trị tiền đồng cũng đặt ra giới hạn nhất định.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ không vội vàng hạ thêm lãi suất điều hành, mà lựa chọn cách "điều chỉnh chọn lọc" để hỗ trợ lãi suất cho vay một số lĩnh vực, trong khi giữ nguyên trần lãi suất huy động để ổn định tỉ giá.

* Ông HUỲNH HOÀNG PHƯƠNG (chuyên gia phân tích độc lập, cố vấn mảng quản lý gia sản tại FIDT):

Cú hích tiêu dùng nội địa

tăng trưởng - Ảnh 3.

Để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5%, tổng mức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cần phải tăng trên 13% trong năm 2025. Trong khi đó, số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy mức tăng chỉ đạt khoảng 8 - 9%, cho thấy vẫn còn khoảng cách khá lớn cần lấp đầy trong nửa cuối năm.

Muốn kích thích tiêu dùng hiệu quả, cần giải quyết song song hai trụ cột quan trọng. Thứ nhất là thúc đẩy hiệu ứng tài sản, tức tạo ra các kênh đầu tư sinh lời rõ nét nhằm khuyến khích tâm lý chi tiêu.

Điều này đòi hỏi thị trường bất động sản, thị trường vốn và hoạt động khởi nghiệp phải có chuyển biến tích cực.

Thứ hai là cải thiện sức mua thực tế của người dân thông qua các chính sách về thuế, tiền lương và an sinh xã hội.

Vừa qua Bộ Tài chính đã đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân. Không chỉ giúp gia tăng sức mua trong ngắn hạn, chính sách này còn góp phần cải thiện phân phối thu nhập, từ đó hỗ trợ tăng trưởng tiêu dùng một cách bền vững.

Bên cạnh đó, vai trò của đầu tư công như một công cụ truyền thống nhưng thiết yếu để kích thích tiêu dùng và tạo nền tảng tăng trưởng. Từ kinh nghiệm quốc tế, hầu hết các quốc gia trong giai đoạn phục hồi kinh tế đều phải đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở, logistics, giao thông và năng lượng, đồng thời kết hợp với các chính sách điều tiết thu nhập xã hội.

Chìa khóa tăng trưởng sẽ nằm ở khả năng triển khai nhanh, đúng trọng tâm và đủ quy mô để tạo hiệu ứng lan tỏa đến khu vực tư nhân, qua đó kích thích tiêu dùng và đầu tư của toàn nền kinh tế.

* Ông LÊ TỰ QUỐC HƯNG (trưởng phòng chiến lược thị trường tại Chứng khoán Rồng Việt - VDSC):

Giữ nhịp tăng trưởng bằng chính sách tiền tệ linh hoạt

tăng trưởng - Ảnh 4.

Việt Nam vẫn đang theo đuổi chính sách kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với trọng tâm là đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, có kiểm soát. Việc này được Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ, nhằm giữ lạm phát trong ngưỡng cho phép, qua đó hỗ trợ tăng trưởng theo hướng bền vững.

Điều kiện thanh khoản hiện tại đã thay đổi đáng kể so với giai đoạn 2020 - 2021. Khi đó, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đồng loạt triển khai chính sách nới lỏng khiến lượng tiền trên thị trường trở nên dư thừa. Thị trường khi đó được đánh giá là ngập trong thanh khoản rẻ.

Ngược lại, ở thời điểm hiện tại, thanh khoản vẫn còn, nhưng hiệu ứng của các đợt giảm lãi suất điều hành tại Việt Nam chủ yếu giúp cải thiện vòng quay vốn, chứ không tạo ra trạng thái "quá nhiều tiền" như trước. Nói cách khác, thị trường đang trong trạng thái ổn định về thanh khoản, nhưng không dư thừa, một yếu tố có thể hỗ trợ tăng trưởng mà không gây rủi ro lạm phát tức thời.

Các thay đổi về tài khóa và tiền tệ trong thời gian tới cần diễn ra thận trọng, có lộ trình rõ ràng, thay vì những cú sốc chuyển dịch đột ngột. Điều này phản ánh quan điểm điều hành nhất quán, nhằm duy trì sự ổn định vĩ mô trong khi vẫn hỗ trợ tăng trưởng.

Đừng quên vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo bộ phận phân tích cổ phiếu SSI Research, khác với giai đoạn phục hồi phân mảnh trong năm 2024, đà tăng trưởng năm nay mang tính toàn diện hơn, khi cả sản xuất công nghiệp và tiêu dùng nội địa cùng đồng loạt tăng tốc.

Một trong những điểm nhấn chính sách là nghị quyết 68 về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong đó khẳng định doanh nghiệp tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, nghị quyết này giới thiệu cách tiếp cận mô hình hợp tác công - tư (PPP) theo hình thức quản trị hỗn hợp, như: đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công, trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội và công nghệ thông tin.

Để khai thác tối đa động lực từ khu vực tư nhân, việc tăng tính bao trùm chính sách, đặc biệt với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vốn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế rất quan trọng. Hiện nhóm này còn gặp nhiều rào cản về nguồn lực.

Các giải pháp đề xuất là đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với tài sản công (đất đai, hạ tầng); xây dựng cơ chế hỗ trợ rõ ràng và khả thi, giúp SME mở rộng quy mô và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị. Cuối cùng là cải thiện khung pháp lý và bảo vệ quyền sở hữu để tăng cường niềm tin và thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Thủ tướng họp bàn kịch bản tăng trưởng, đặt mục tiêu 8,3-8,5%

Sáng 16-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Logistics cho siêu đô thị TP.HCM: Gỡ quá tải bằng xây cầu, mở đường chưa đủ

Kẹt xe triền miên, cảng cạn quá tải, chính sách thiếu đồng bộ... đang khiến hoạt động logistics của siêu đô thị TP.HCM ngày càng nghẽn.

Logistics cho siêu đô thị TP.HCM: Gỡ quá tải bằng xây cầu, mở đường chưa đủ

‘Ăn cùng bà Tuyết’ thu 130 tỉ từ đồ ăn vặt online trong 6 tháng, vượt Trung Nguyên, Nescafe

Doanh thu thương hiệu Ăn cùng bà Tuyết đạt hơn 130 tỉ đồng chỉ trong nửa đầu năm 2025, vượt qua Trung Nguyên, Nescafe…

‘Ăn cùng bà Tuyết’ thu 130 tỉ từ đồ ăn vặt online trong 6 tháng, vượt Trung Nguyên, Nescafe

Bí thư Quảng Ngãi kiểm tra cửa khẩu lúc tinh mơ

Lúc 5h45 sáng 27-7, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, có mặt ở cửa khẩu quốc tế Bờ Y để kiểm tra hoạt động của các đơn vị.

Bí thư Quảng Ngãi kiểm tra cửa khẩu lúc tinh mơ

Giá cá ngừ đại dương giảm, ngư dân kéo dài thời gian khai thác

Ngư dân vùng phía đông Đắk Lắk phấn khởi đưa những con cá ngừ đại dương lớn đánh bắt được về cảng cá Đông Tác (phường Phú Yên).

Giá cá ngừ đại dương giảm, ngư dân kéo dài thời gian khai thác

Tin tức sáng 27-7: Xây dựng hồ sơ điều chỉnh trợ cấp với thanh niên xung phong

Tin tức đáng chú ý: Công ty liên quan bà Trương Mỹ Lan vỡ kế hoạch trả nợ nghìn tỉ trái phiếu; Chuyển công an nhiều vụ vi phạm chứng khoán; Xây dựng hồ sơ dự thảo nghị định điều chỉnh chế độ trợ cấp với thanh niên xung phong...

Tin tức sáng 27-7: Xây dựng hồ sơ điều chỉnh trợ cấp với thanh niên xung phong

Lãi ngân hàng nơi bầu Thụy làm chủ tịch chững lại, doanh nghiệp liên quan làm ăn ra sao?

Lợi nhuận quý 2 của LPBank giảm nhẹ so với cùng kỳ, trong khi công ty chứng khoán cùng hệ sinh thái của bầu Thụy tăng tốc rõ nét.

Lãi ngân hàng nơi bầu Thụy làm chủ tịch chững lại, doanh nghiệp liên quan làm ăn ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar