09/06/2025 19:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phạt tiền người đăng tin sai sự thật về sầu riêng ngâm hóa chất

Ông N. thừa nhận chưa xác minh mà đã đăng thông tin sai sự thật về sầu riêng ngâm hóa chất ở tỉnh Đắk Nông lên mạng xã hội.

Phạt tiền người đăng tin sai sự thật về sầu riêng ngâm hóa chất - Ảnh 1.

Hà Văn N., người đăng video có tiêu đề "Tin nóng: sầu riêng ngâm hóa chất", phản ánh không đúng sự thật đã bị xử phạt - Ảnh: DUNG THẢO

Ngày 9-6, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đã xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với ông H.V.N. (34 tuổi, trú TP Lạng Sơn) vì đăng tải thông tin sai sự thật về sầu riêng lên mạng xã hội. Sau khi đăng tải thông tin sai sự thật, ông N. đã bị Công an tỉnh Đắk Nông mời vào làm việc. 

Trước đó, ngày 22-5, tài khoản Facebook "Hà Bảo Nam" do H.V.N. quản lý đăng video có tiêu đề "Tin nóng: Sầu riêng ngâm hóa chất", phản ánh không đúng sự thật việc hàng chục tấn sầu riêng tại Đắk Nông bị ngâm thuốc độc trước khi đưa ra thị trường.

Nội dung video gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản tại địa phương. Qua xác minh, cơ quan chức năng khẳng định thông tin này là sai sự thật, không có cơ sở kiểm chứng.

Tại cơ quan công an, H.V.N. thừa nhận đăng thông tin chưa được xác minh, đã tự gỡ bỏ bài viết và cam kết . Công an tỉnh căn cứ điểm a, khoản 1, điều 101 nghị định 15/2020/NĐ-CP để ra quyết định xử phạt hành chính đối với cá nhân này.

Công an khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin trên mạng xã hội; không chia sẻ, lan truyền nội dung chưa được kiểm chứng vì có thể gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống kinh tế địa phương.

Khuyến cáo người dân cẩn thận thông tin câu view về sầu riêng

Trước đó, Tuổi Trẻ Online đã thông tin, Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Nông phát cảnh báo về việc xuất hiện nhiều video sai sự thật liên quan đến "". Theo sở, các hình ảnh này là vụ việc đã xảy ra năm 2017, nhưng bị cắt ghép, phát tán lại với nội dung sai lệch.

Cụ thể vào năm 2017, một doanh nghiệp tại TP Gia Nghĩa từng bị xử phạt vì sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để sơ chế sầu riêng. Vụ việc đã được xử lý dứt điểm, doanh nghiệp sau đó cải tổ toàn diện và đạt các chứng nhận an toàn thực phẩm.

Sở nhận định việc phát tán lại thông tin cũ để "câu view" là hành vi nguy hiểm, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu sầu riêng Đắk Nông, đặc biệt khi địa phương đang vào chính vụ thu hoạch.

Đừng để sầu riêng thành... sầu chung

Một số người làm ăn chụp giựt, sử dụng chất cấm trong sản xuất sầu riêng khiến bà con nông dân làm ăn đàng hoàng bị vạ lây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Video lan truyền tin Meghan Markle bị bắt và Công chúa Anne lên tiếng, nhưng nội dung này hoàn toàn không đúng sự thật.

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Bức ảnh lan truyền được cho là hiện trường vụ rơi máy bay Nga ngày 24-7 thực chất là hình ảnh từ vụ Air India ở Ấn Độ năm 2010.

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Mạng xã hội đang lan truyền tin chính phủ Malaysia trợ cấp 50.000 RM cho bất cứ ai đăng ký. Tuy nhiên đây là tin giả.

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bác bỏ thông tin trên một tờ báo Thái Lan nói rằng ông đã bay tới Trung Quốc trong ngày 24-7.

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện một tài khoản Facebook giả mạo, lan truyền thông tin về chương trình “Duyệt binh nhí mừng Quốc khánh” được cho là do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Tuy nhiên, VTV đã chính thức lên tiếng bác bỏ.

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép bí đỏ có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar