09/02/2025 17:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phật hoàng Trần Nhân Tông: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Mang nhiều ảnh hưởng từ ông nội và cha cũng là hai vị thiền sư lỗi lạc, Phật hoàng Trần Nhân Tông đi theo triết lý tu tập cân bằng giữa đạo và đời, biết rõ tâm, đạo ngay trong đời sống.

Phật hoàng Trần Nhân Tông: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu chia sẻ về triết lý tu tập của Phật hoàng Trần Nhân Tông - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 9-2, tại khách sạn Continental Sài Gòn diễn ra buổi trò chuyện với nhà nghiên cứu Nhật Chiêu về hai tác phẩm Khóa hư lục của vua Trần Thái Tông và Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông.

Chương trình giao lưu tập trung vào sự triển khai độc đáo các triết lý Phật giáo trong bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội của triều đại nhà Trần những năm đầu thế kỷ 13.

Trong đó, Khóa hư lụcCư trần lạc đạo phú ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn học, triết học và Phật giáo đương đại.

Trần Nhân Tông, đời - đạo không hai 

Qua nghiên cứu của ông Nhật Chiêu, từ khi còn nhỏ, Phật hoàng Trần Nhân Tông thường được tiếp xúc, trò chuyện với ông nội là thiền sư Trần Thái Tông, tác giả của Khóa hư lục, một tác phẩm triết học - Phật học kinh điển của Việt Nam. 

Ngài cũng có vua cha là Trần Thánh Tông, cũng là một vị thiền sư chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật. Vì vậy, không có gì lạ khi từ nhỏ, vua Trần Nhân Tông đã quan tâm đến con đường tâm linh. 

Gần 10 năm cuối đời, ngài đã xuất gia để làm Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy tư tưởng "Cư trần lạc đạo", "Hòa quang đồng trần" làm hệ tư tưởng của Phật giáo Việt Nam. 

Phật hoàng Trần Nhân Tông: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên - Ảnh 3.

Sách Trần Nhân Tông, đời - đạo không hai - Ảnh: HỒ LAM

Ông Nhật Chiêu chia sẻ: "Có thể nói, vua Trần Nhân Tông đã đi theo trường phái tu tập cân bằng giữa đạo và đời. 

Ngài nhấn mạnh việc rõ biết tâm, đạo ngay trong đời sống, không cần rời bỏ đời sống thế tục mà vẫn có thể hòa hợp với đạo, bản thể của mình và thế giới".

Và tư tưởng này đã ảnh hưởng bởi triết lý tu tập từ thời vua Trần Thái Tông qua tác phẩm Khóa hư lục gồm các bài phổ thuyết, phương cách đi đến giác ngộ...  

Theo ông Nhật Chiêu, Khóa hư lục hoàn toàn xứng đáng là một tác phẩm lớn, mở đầu cho văn chương Việt Nam. 

Trong sách Trần Nhân Tông, đời - đạo không hai, tác giả Nguyễn Thế Đăng nhận định vua Trần Nhân Tông đã thực hiện xuất sắc cả hai bổn phận: là một vị vua và một thiền sư.

"Điều quan trọng là không phải ngài sống hai giai đoạn đời và đạo tách biệt nhau. Cho đến khi đã xuất gia vào năm 1298, theo Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Năm 1301, Thượng hoàng vân du các nơi, sang Chiêm Thành". 

Chỉ một việc sang Chiêm Thành thôi, ngài đã là người có công trong việc mở nước về phương Nam, bằng biện pháp hòa bình. Xuất gia mà vẫn làm công việc ngoại giao, văn hóa của một Thượng hoàng, cho thấy đạo và đời luôn luôn gắn bó với nhau như vậy" - sư Thế Đăng viết.

Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm

Ngoài việc nói về triết lý tu tập cân bằng đạo - đời, sống phụng sự, từ phụng sự phát triển bản thân, trong Cư trần lạc đạo phú, một tác phẩm viết hoàn toàn bằng tiếng Nôm, Trần Nhân Tông cũng thể hiện sự an trụ trong tánh giác (việc giác ngộ sẵn có nơi mình). 

Theo sư Thế Đăng, Cư trần lạc đạo phú và tất cả những bài thơ thiền của Trần Nhân Tông đều nói lên sự an vui thong dong này: 

"Mình ngồi thành thị / Nết dụng sơn lâm / Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tánh / Nửa ngày rồi tự tại thân tâm...

Chuyển ba độc mới chứng ba thân / Đoạn sáu căn nên trừ sáu giặc... / Hỏi pháp chân không / Hề chi lánh ngại tham chấp sắc / Biết chân như, tin bát nhã / Chớ còn tìm Phật tổ tây đông...".

Hay theo diễn giả Nhật Chiêu, bốn câu kệ cuối của Cư trần lạc đạo phú cũng thể hiện triết lý sống tùy duyên, biết hòa nhập với hoàn cảnh sẵn có: 

"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên / Đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên / Trong nhà có báu thôi tìm kiếm / Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền". 

Qua Cư trần lạc đạo phú và sách Trần Nhân Tông, đời - đạo không hai của tác giả Nguyễn Thế Đăng, độc giả có thể thấu hiểu rõ về triết lý Phật giáo của triều Trần, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm, hệ tư tưởng của Phật giáo Việt Nam.

Sách Trần Nhân Tông, đời - đạo không hai có các bài viết phân tích sâu sắc về cách vị Phật hoàng này tu tập như: Học biết bản tánh để sống giữa đời; Giải thoát ngay trong hành động; Bồ tát hạnh giữa đời...

Dâng hương tưởng niệm Đức vua Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Ngày 1-12, ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 716 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1-11 năm Mậu Thân 1308 - 1-11 năm Giáp Thìn 2024), tại Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar