05/04/2025 15:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện tượng gần bằng người thật tại thành phố cổ Pompeii

Hai bức tượng hiếm, gần bằng kích thước người thật đã được phát hiện trong quá trình khai quật một ngôi mộ lớn ở thành phố cổ Pompeii, theo CNN.

thành phố cổ - Ảnh 1.

Bức tượng người phụ nữ cao hơn một chút so với tượng người đàn ông đứng cạnh, nhưng đều có kích thước gần bằng người thật - Ảnh: Pompeii Archaeological Park

Những bức tượng này làm sáng tỏ thêm quyền lực của các nữ tư tế trong thành phố cổ Pompeii, nơi từng bị phá hủy khi núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 sau Công nguyên.

Tượng hiếm tại thành phố cổ Pompeii

Bức tượng người phụ nữ cao hơn một chút so với tượng người đàn ông đứng cạnh, nhưng đều có kích thước gần bằng người thật. Cả hai bức tượng được khai quật trong đợt thăm dò đang diễn ra tại ngôi mộ ngay bên ngoài cổng vào Porto Sarno của thành phố.

Người phụ nữ đeo trang sức xa hoa gồm hoa tai, vòng tay, nhẫn và một chiếc vòng cổ có mặt dây chuyền hình lưỡi liềm - giống như những món đồ được các nữ tư tế của giáo phái Ceres đeo - nữ thần của sự sinh sôi, nông nghiệp và các mối quan hệ mẫu tử, theo thông cáo của công viên khảo cổ Pompeii công bố về phát hiện này.

Mặt dây chuyền hình lưỡi liềm từng được các nữ tư tế đeo để xua đuổi tà khí từ lúc sinh ra đến khi kết hôn.

“Biểu tượng hình lưỡi liềm cũng mang ý nghĩa cổ sơ và nguyên thủy, gắn liền với sự sinh sản của đất, sự sung túc và tái sinh, chịu ảnh hưởng từ chu kỳ Mặt trăng”, theo báo cáo nghiên cứu về phát hiện, được công bố trực tuyến.

Chiếc áo của người phụ nữ được phủ thêm một tấm choàng, và bà đang cầm một vật trông giống như cuộn giấy papyrus và lá nguyệt quế - những vật thường được dùng trong các nghi lễ thanh tẩy và ban phước lành cho không gian tôn giáo.

Theo ông Gabriel Zuchtriegel - giám đốc công viên khảo cổ Pompeii, những món đồ trang sức của người phụ nữ cho thấy bà có vai vế quan trọng hơn người đàn ông đứng cạnh. Điều này đồng nghĩa rằng họ không phải vợ chồng, mà người đàn ông có thể là một tư tế, hoặc là con trai bà.

Hé lộ những yếu tố lịch sử

Thành phố Pompeii đã bị vùi lấp dưới lớp tro núi lửa khi Vesuvius phun trào. Các nhà khảo cổ đã bắt đầu khai quật nơi này từ thế kỷ 18, trong một cuộc khai quật quy mô lớn kéo dài đến nay.

Cuộc khai quật hiện tại, có tên là “Dự án Nghiên cứu khảo cổ về cái chết ở Pompeii”, bắt đầu từ tháng 7-2024 do nhà khảo cổ học người Tây Ban Nha Llorenç Alapont chủ trì, phối hợp với Đại học Valencia và công viên khảo cổ Pompeii.

Khu vực này được phát hiện vào năm 1998 trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt từ Naples. Tính đến nay, đã xác định được hơn 50 địa điểm chôn cất bằng hình thức hỏa táng.

“Chiến dịch khai quật lần này là cơ hội quý giá để mở rộng các hoạt động nghiên cứu và nâng cao giá trị khu vực bên ngoài Pompeii”, Zuchtriegel cho biết trong một thông cáo báo chí gửi đến CNN.

Những phát hiện trước đây tại khu vực bao gồm các hài cốt được ướp xác, được phát hiện năm 2021 tại nghĩa địa Porta Sarno.

Theo Alapont, những bức tượng này thuộc vào nhóm các phù điêu tang lễ, được chế tác từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. “Tuy nhiên, những loại tượng này rất hiếm gặp ở miền Nam nước Ý. Việc tìm thấy phù điêu mô tả nữ tư tế cầm theo các vật phẩm tôn giáo lại càng hiếm hơn”, Alapont phát biểu.

“Giáo phái Ceres vốn được cho là gắn liền với tầng lớp bình dân. Tuy nhiên, sự phô bày lộng lẫy trong bức phù điêu nữ này có thể cho thấy rằng vai trò nữ tư tế vẫn là vị trí dành cho những người phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội tương đối cao”.

Những bức tượng hiện đã được chuyển đến khu Palestra Grande, không gian ngoài trời lớn nhất ở Pompeii để phục chế và sẽ được trưng bày trong triển lãm “Làm phụ nữ ở Pompeii cổ đại”, khai mạc tại công viên khảo cổ vào ngày 16-4.

Thành phố cổ Maya được tìm thấy trong rừng rậm Mexico

Một sinh viên tốt nghiệp đang phân tích dữ liệu máy bay không người lái công khai ở Mexico đã tình cờ phát hiện ra một thành phố cổ Maya rộng lớn bị chôn vùi dưới lớp rừng rậm dày đặc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar