10/03/2023 15:19 GMT+7

Đàn cừu thảnh thơi ăn cỏ để 'giải cứu' thành cổ Pompeii

Sự có mặt của một đàn cừu tại khu di tích thành cổ Pompeii vừa giúp ngăn cỏ dại, vừa tạo được cảnh quan.

Đàn cừu thảnh thơi ăn cỏ để giải cứu thành cổ Pompeii - Ảnh 1.

Đàn cừu tại khu di tích thành cổ Pompeii - Ảnh: REUTERS

Một đàn cừu được xua đến ăn cỏ tại khu vực thành phố La Mã cổ đại Pompeii với nhiệm vụ hỗ trợ các nhà khoa học bảo vệ di tích này.

Pompeii là thành phố La Mã đã hứng chịu đợt phun trào thảm khốc của núi lửa Vesuvius vào năm 79 Công nguyên, khiến cả thành phố bị hủy diệt. Hiện tàn tích của đô thị này hiện nằm ở vùng Campania, Ý. 

Dù việc khảo cổ đã được bắt đầu từ 250 năm trước, hiện các nhà khoa học chỉ mới khám phá được phần diện tích gần bằng 2/3 trên tổng diện tích 66ha của Pompeii.         

Việc bảo quản phần chưa được khai quật của thành phố này tránh khỏi các tác động của thiên nhiên và thời gian là một trong những ưu tiên của phía quản lý di tích

“Sẽ là vấn đề nếu để cỏ và các loại cây mọc trên các bức tường và nhà cổ. Chúng tôi đang cố gắng cho một cách tiếp cận bền vững với môi trường, tránh việc sử dụng các chất diệt cỏ, và cũng tránh cả việc cỏ cây mọc làm hư hại đến các di tích”, Hãng thông tấn Reuters dẫn lời ông Gabriel Zuchtriegel, giám đốc Công viên khảo cổ Pompeii.  

Từ đó, một sáng kiến thân thiện nhất với thiên nhiên đã được đưa ra: sử dụng cừu để “diệt” cỏ. 

Một đàn cừu 150 con được đưa tới Regio V, khu vực phía bắc của Pompeii, để làm nhiệm vụ “gặm” cây cỏ mọc um tùm xen lẫn với các tàn tích là những ngôi nhà và hàng quán cổ đã không còn nguyên vẹn.

Đàn cừu thảnh thơi ăn cỏ để giải cứu thành cổ Pompeii - Ảnh 2.

Đàn cừu tô điểm thêm cảnh quan yên bình ở Pompeii - Ảnh: REUTERS

Theo ông Zuchtriegel, sáng kiến nuôi cừu vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp bảo tồn cảnh quan. "Đây thực sự là một dự án bền vững và rất có ích trong việc bảo tồn các tàn tích", ông Zuchtriegel nói.

“Việc này cũng giúp hình dung lại quang cảnh ở Pompeii khi mới được phát hiện ra. Ở đây có gỗ, có vườn nho, có cừu, là một cảnh quan rất nông thôn mà bạn có thể cảm nhận được Pompeii ở đó”, ông nói thêm. 

Regio V là khu vực tham quan hạn chế đối với hàng triệu lượt khách du lịch đổ về Pompeii hằng năm. Gần đây, khu vực này đã được tiến hành các đợt khảo cổ mới. 

Năm 2018, các nhà khảo cổ đã có một số phát hiện tại khu vực, bao gồm nhiều bức tranh sặc sỡ, nhiều cửa hàng cổ và xương còn sót lại của những người đã qua đời trong đợt phun trào hủy diệt. 

Núi lửa Vesuvio và di tích Pompeii

Cao 1.277m so với mặt nước biển, núi lửa Vesuvio nằm ở đông nam Napoli, miền nam nước Ý, là núi lửa duy nhất ở lục địa châu Âu còn hoạt động. Miệng núi lửa là một hố sâu thăm thẳm với kích thước cực lớn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar