01/05/2022 18:29 GMT+7

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Khác với khung cảnh đông đúc, chen chúc vào buổi tối, đến thăm Thành cổ Sơn Tây vào khoảnh khắc chiều buông, du khách có thể thư thái đi bộ tận hưởng không gian thoáng đãng, mát mẻ dưới bóng hàng cây cổ thụ nơi vùng ngoại ô.

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi - Ảnh 1.

Chiếc máy bay quân sự của Không quân Việt Nam được trưng bày tại khu Thành cổ Sơn Tây thu hút đông đảo các em nhỏ đến khám phá - Ảnh: HÀ THANH

Những ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, hàng vạn du khách từ khắp nơi tìm đến khu di tích Thành cổ Sơn Tây (Hà Nội) - tuyến phố đi bộ thứ 4 của thành phố Hà Nội vừa chính thức khai trương đúng dịp nghỉ lễ.

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 40km, Thành cổ Sơn Tây được xây dựng năm Minh Mạng thứ 3 (1822) với nghệ thuật kiến trúc độc đáo của các hạng mục như: tường thành, cổng thành, kỳ đài, đoan môn, vọng cung…

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi - Ảnh 2.

Thành cổ Sơn Tây có 4 cổng chính. Phía chính nam gọi là cổng Tiền với cột cờ được xây dựng bằng đá ong độc đáo - Ảnh: HÀ THANH

Thành cổ Sơn Tây là một trong bốn tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu và đẹp nhất khu vực phía Bắc, đã đi vào lịch sử và được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1994.

Khác với khung cảnh đông đúc, chen chúc vào buổi tối, đến thăm thành cổ vào khoảnh khắc chiều buông, du khách có thể thư thái đi bộ tận hưởng không gian thoáng đãng dưới bóng hàng cây cổ thụ nơi vùng ngoại ô.

Tại phố đi bộ, đông đảo người dân cùng các em nhỏ hào hứng khám phá, chiêm ngưỡng kiến trúc quân sự cổ độc đáo nhất Việt Nam.

Nơi đây cũng diễn ra các hoạt động thể thao, nghệ thuật đường phố, nghệ thuật truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam, khu ẩm thực đường phố và giới thiệu sản phẩm OCOP, chợ sinh vật cảnh.

Ở phía ngoài thành, du khách có thể ngồi trên thuyền dạo quanh hào nước để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.

"Là người dân Sơn Tây, chúng tôi rất tự hào, hạnh phúc vì có tuyến phố đi bộ mới được mở ra. Chào mừng du khách đến thăm Thành cổ Sơn Tây - xứ Đoài quê hương chúng tôi" - ông Trần Văn Lý, 58 tuổi, người dân địa phương, không giấu được tự hào.

Vượt quãng đường hơn 10km cùng gia đình đến dạo quanh tuyến phố đi bộ mới, chị Phan Thị Hương (31 tuổi) bày tỏ rất bất ngờ trước vẻ đẹp của khu thành cổ.

"Trước kia vợ chồng chỉ biết đưa con đi siêu thị, đi ra quảng trường. Hôm nay chúng tôi rất bất ngờ với phố đi bộ có không gian thoáng đãng, hai con cũng hào hứng chụp hình với những chiếc máy bay quân sự được trưng bày tại đây. Chúng tôi sẽ thường xuyên đưa con đến đây khám phá, vui chơi" - chị Hương nói.

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi - Ảnh 3.

Khác với cảnh đông đúc vào buổi tối, khoảnh khắc chiều buông, du khách có thể tản bộ và tận hưởng không khí mát lành dưới bóng cây cổ thụ - Ảnh: HÀ THANH

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi - Ảnh 4.

Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây là tuyến phố đi bộ thứ 4 của thành phố Hà Nội vừa được ra mắt đúng dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 - Ảnh: HÀ THANH

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi - Ảnh 5.

Nơi đây diễn ra các hoạt động thể thao, nghệ thuật đường phố, nghệ thuật truyền thống - Ảnh: HÀ THANH

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi - Ảnh 6.

Cùng với đó là khu trưng bày nghệ thuật kiến trúc quân sự độc đáo, trưng bày cổ vật. Trong ảnh là khẩu thần công hiệu đề Vua Quang Trung vào thời Tây Sơn trong chiến dịch chống giặc ngoại xâm - Ảnh: HÀ THANH

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi - Ảnh 7.

Không khí vùng ngoại ô rất thích hợp cho các gia đình đến vui chơi dịp nghỉ lễ - Ảnh: HÀ THANH

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi - Ảnh 8.

Nhóm du khách mặc áo dài chụp ảnh lưu niệm tại khu Thành cổ Sơn Tây - Ảnh: HÀ THANH

Phạm vi hoạt động của tuyến phố đi bộ gồm các tuyến phố Phó Đức Chính - Phan Chu Trinh - Nguyễn Thái Học, với điểm đầu là cổng cũ UBND thị xã Sơn Tây và điểm cuối là ngã ba Quang Trung - Nguyễn Thái Học (cầu cửa Tiền).

Phố đi bộ có tổng chiều dài khoảng 820m với tổng diện tích khoảng 34.550m2. Thời gian hoạt động vào thứ bảy và chủ nhật hằng tuần.

Để đến tham quan phố đi bộ, du khách có thể đi xe máy từ trung tâm thành phố Hà Nội theo quốc lộ 32 đi về phía tây khoảng 40km là có biển chỉ dẫn đến địa phận Thành cổ Sơn Tây.

Hoặc du khách có thể lựa chọn đón các tuyến xe buýt 20B, 70, 71, 77, 79.

Khai trương phố đi bộ trong lòng di sản Kinh thành Huế

TTO - Phố đi bộ về đêm Hoàng thành nằm trong lòng di sản Kinh thành Huế được UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) khai trương vào tối 22-4, sau thời gian dài bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.

HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Vòng địa phương Diễn đàn kinh tế tư nhân khu vực miền núi phía Đông Bắc Bộ ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trẻ. Điều nổi cộm khiến doanh nghiệp nhỏ miền núi hụt hơi vì phải chạy theo quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar