16/02/2025 13:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện ô nhiễm không khí gây sinh muộn

Sinh muộn có thể làm tăng nguy cơ băng huyết ở người mẹ cũng như khả năng thai chết lưu hoặc tử vong sau sinh.

Ô nhiễm không khí có thể gây sinh muộn - Ảnh 1.

Trẻ sinh sau tuần 41 hoặc 42 được gọi là sinh "muộn" hoặc "quá muộn" - Ảnh: REUTERS

Theo một nghiên cứu mới, những người mẹ tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao và nhiệt độ khắc nghiệt trong thai kỳ có nguy cơ sinh con muộn hơn so với bình thường.

Thông thường, một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Trẻ sinh sau tuần 41 hoặc 42 được gọi là sinh "muộn" hoặc "quá muộn". Việc sinh muộn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến em bé quá to - bao gồm chảy máu âm đạo hoặc băng huyết trong khi sinh - cũng như khả năng thai chết lưu hoặc tử vong sau sinh.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã theo dõi mức độ tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 của 393.384 thai phụ hằng tháng, từ ba tháng trước khi thụ thai cho đến khi sinh, dựa trên nơi họ sinh sống.

Đồng thời họ sử dụng Chỉ số khí hậu nhiệt độ phổ quát (UTCI) để ước tính mức độ căng thẳng nhiệt mà cơ thể phải chịu do thời tiết, có tính đến các yếu tố như nhiệt độ không khí và độ ẩm.

Kết quả cho thấy 12% - tương đương 47.380 thai phụ - có thai kỳ kéo dài từ 41 tuần trở lên.

Mức độ tiếp xúc cao hơn với PM2.5 và căng thẳng nhiệt làm tăng khả năng xảy ra tình trạng này, sau khi các nhà nghiên cứu đã xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thời gian mang thai như hút thuốc, tình trạng kinh tế - xã hội, chủng tộc và dân tộc, và tuổi của người mẹ.

Những người sinh con đầu lòng, người trên 35 tuổi và người sống ở khu vực đô thị đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động này.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Urban Climate, là công trình đầu tiên điều tra mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và nguy cơ sinh muộn. Tiến sĩ Sylvester Dodzi Nyadanu, nhà nghiên cứu về sức khỏe môi trường tại Đại học Curtin, Úc, cho biết: "Chúng ta đã biết rõ về những rủi ro sức khỏe khi 'sinh quá sớm' - sinh non, nhưng rất ít người chú ý đến những rủi ro của việc 'sinh quá muộn'".

Rủi ro thai kỳ tăng theo biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu cho biết việc tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan và ô nhiễm không khí có thể kéo dài thai kỳ theo nhiều cách. Ví dụ, cả hai yếu tố này đều có thể làm tăng sản xuất các phân tử không ổn định gọi là "các loại oxy phản ứng", có thể gây rối loạn chức năng hormone.

Tiến sĩ Nyadanu cảnh báo những rủi ro như vậy có thể trở nên rõ rệt hơn khi biến đổi khí hậu làm tăng số lượng các hiện tượng thời tiết cực đoan và giảm chất lượng không khí.

"Nghiên cứu này cho thấy cần có các chính sách có mục tiêu và biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro sức khỏe liên quan đến khí hậu, bao gồm các quy định về chất lượng không khí tốt hơn và các sáng kiến y tế công cộng nhằm bảo vệ các bà mẹ mang thai và trẻ em khỏi các điều kiện khí hậu khắc nghiệt", ông nhấn mạnh.

Hít không khí ô nhiễm, phụ nữ có thể bị sẩy thai 'âm thầm'

TTO - Các nhà khoa học cho biết việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ sẩy thai 'âm thầm' ở thai phụ khi phụ nữ bị sẩy thai mà không hề có các triệu chứng đáng chú ý nào.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar